-->
Dòng sự kiện:

Thêm một quốc gia cân nhắc rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

07/02/2025 09:32

Chia sẻ
Sau Mỹ và Argentina, đến lượt Hungary cân nhắc rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
WHO báo động hơn 300 triệu người mang trong mình virus viêm gan Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Văn phòng Thủ tướng Viktor Orbán ngày 6/2 theo giờ địa phương cho biết chính phủ nước này đang xem xét khả năng rút lui khỏi tổ chức y tế toàn cầu.

Việc Hungary nêu ý tưởng này xuất hiện ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh rút Washington khỏi WHO gần như ngay lập tức sau khi nhậm chức vào tháng 1. Đến ngày 5/2, Tổng thống Argentina Javier Milei cũng tuyên bố rút khỏi tổ chức này.

Thêm một quốc gia cân nhắc rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới
Biểu tượng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ.

Ông Gergely Gulyás, Bộ trưởng phụ trách Văn phòng Thủ tướng Hungary, phát biểu với báo giới: “Nếu quốc gia quyền lực nhất thế giới quyết định rời khỏi một tổ chức quốc tế, thì tôi nghĩ chính phủ Hungary cần cân nhắc kỹ lưỡng xem có nên theo bước đi này hay không”.

Ông Gulyás nhấn mạnh: “Hungary có thể đi đến kết luận rằng không cần thiết phải rút lui, nhưng cũng có thể đưa ra quyết định khác. Dù thế nào, đây cũng là điều đáng cân nhắc”.

Cùng ngày, một nghị sĩ cấp cao của Nga cũng lên tiếng ủng hộ việc rời khỏi WHO.

“Đã đến lúc phải điều tra kỹ lưỡng các hoạt động của WHO tại Nga. Trong quá trình điều tra, Nga nên ít nhất tạm dừng tư cách thành viên. Hoặc, tốt hơn nữa, chúng ta nên nói lời tạm biệt luôn”, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia (Quốc hội) Pyotr Tolstoy viết trên Telegram. Ông Tolstoy là thành viên của đảng Nước Nga Thống nhất do Tổng thống Vladimir Putin lãnh đạo.

Tổng thống Trump và các đồng minh từng nhiều lần cáo buộc WHO can thiệp vào chủ quyền quốc gia, chịu ảnh hưởng quá mức từ Trung Quốc và xử lý kém hiệu quả đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bác bỏ những cáo buộc này trong bài phát biểu trước các nước thành viên hôm 3/2.

“Là một cơ quan thuộc Liên hợp quốc, WHO hoạt động một cách trung lập và phục vụ tất cả các quốc gia, tất cả mọi người”, ông Tedros khẳng định. Ông cũng nhấn mạnh rằng khi các quốc gia đưa ra yêu cầu vượt quá sứ mệnh hỗ trợ y tế toàn cầu của WHO, tổ chức này sẽ từ chối "một cách lịch sự".

Trước đó, ngày 3/2, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã phản bác các lý do mà Tổng thống Donald Trump đưa ra để rút Mỹ khỏi WHO, đồng thời một lần nữa kêu gọi Washington xem xét lại quyết định này.

Ông Tedros lần lượt phân tích các lý do được nêu trong sắc lệnh của ông Trump về việc rút khỏi tổ chức, được ký ngay trong những giờ đầu tiên sau khi ông trở lại Nhà Trắng hôm 20/1. Người đứng đầu WHO đồng thời nêu bật những gì cơ quan y tế Liên hợp quốc đã và đang thực hiện trong từng lĩnh vực.

Về cải cách và đóng góp tài chính, ông Tedros bác bỏ nhận định trong sắc lệnh của ông Trump cho rằng WHO đã “thất bại trong việc thông qua các cải cách cấp thiết”. Ông nhấn mạnh trong 7 năm qua, WHO đã thực hiện “những cải cách sâu rộng và toàn diện nhất trong lịch sử tổ chức”.

Liên quan tới cáo buộc WHO đòi hỏi các khoản đóng góp quá cao từ Mỹ một cách bất hợp lý, ông Tedros nhấn mạnh tổ chức đã và đang nỗ lực mở rộng cơ sở các nhà tài trợ. Người đứng đầu WHO cho biết việc chuyển dịch cân bằng từ các khoản đóng góp tự nguyện, chiếm phần lớn nguồn thu của WHO, sang phí thành viên thường xuyên sẽ giải quyết vấn đề “phụ thuộc quá mức” vào các nhà tài trợ lớn.

Trước đó, Mỹ và Argentina cũng đưa ra thông báo về việc sẽ rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới.

Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, ngày 5/2, người phát ngôn Phủ Tổng thống Argentina Manuel Adorni tuyên bố nước này sẽ rút khỏi WHO và khẳng định với quyết định này, Buenos Aires “đang hướng tới một quốc gia có chủ quyền trong các vấn đề y tế”.

Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Adorni cho biết Tổng thống Javier Milei đã chỉ thị cho Ngoại trưởng Gerardo Werthein rút khỏi WHO, đồng thời nhấn mạnh Argentina không nhận được tài trợ từ tổ chức này, do đó quyết định không ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ y tế của nước Nam Mỹ này.

Việc Argentina rút khỏi WHO sẽ có hiệu lực khi Tổng thống Milei ký sắc lệnh thông qua.

Khánh An (t/h)

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 2154/BGDĐT-QLCL gửi các Sở GD&ĐT; các đại học, học viện, trường đại học cùng các trường cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non về việc miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2025.

Hiệu quả từ các phong trào thi đua

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Hoài Đức đã triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” nhằm động viên, khích lệ nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) hăng hái thi đua trong lao động sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đơn vị, từ đó nâng cao đời sống, việc làm của mỗi đoàn viên.

Tập thể cũ - không chỉ là nơi để ở

Với thế hệ đầu 8X như chúng tôi, những khu nhà tập thể là cả một ký ức tuổi thơ sống động và ngập tràn kỷ niệm. Bởi nơi ấy đã cho chúng tôi có một cuộc sống dù giản dị nhưng hết sức êm đềm, nơi đó “tình làng, nghĩa xóm” là điều không thể thiếu giữa bộn bề phố thị. Có thể, vào thời điểm đó cuộc sống của không ít gia đình còn những khó khăn, vất vả nhưng bọn trẻ con chúng tôi vẫn thật vô tư, hạnh phúc trong khu ở của chính mình.

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Doanh nghiệp là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế, thành hay bại của nền kinh tế ngoài cơ chế, chính sách, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có khối doanh nghiệp tư nhân được xác định đặc biệt quan trọng.

Đàm phán thương mại “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Thủ tướng lưu ý, cần chuẩn bị tốt việc đàm phán với Hoa Kỳ; các hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm Quốc khánh.
Xem thêm