Thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị trực thuộc đảm bảo nguồn cung đúng, đủ, kịp thời; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép khoáng sản với các mỏ được áp dụng cơ chế đặc thù cho xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị trực thuộc đảm bảo nguồn cung đúng, đủ, kịp thời; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép khoáng sản với các mỏ được áp dụng cơ chế đặc thù cho xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Phó Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội Đỗ Đình Phan cho biết, với Dự án Vành đai 4, Hà Nội đã đề xuất tách công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thành dự án thành phần độc lập để triển khai ngay sau khi chủ trương đầu tư được duyệt. Từ đó, GPMB không còn phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật mang tính chất chuyên ngành của công trình.
Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tập trung cho Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn, hiệu quả.
Sau 6 tháng thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, 7 quận, huyện đã cơ bản phê duyệt và thu hồi được trên 763 hecta đất, đạt trên 96,5%. Từ cơ sở này, các nhà thầu đã triển khai đồng loạt 46 mũi thi công tại Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh nhằm bám sát kế hoạch.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, qua kiểm tra ở hai tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và kết quả kiểm tra trên địa bàn Hà Nội vừa qua, nhìn chung tình hình tiến độ triển khai thực hiện dự án đường Vành đai 4 đến thời điểm này rất khả quan.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội thông tin, năm 2022 và 2023, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Chỉ đạo Dự án Vành đai 4, Dự án đã kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai. Đến nay, Dự án đã đạt được một số kết quả nhất định và bám sát tiến độ đề ra.
Sau ngày khởi công, công trường thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn thành phố Hà Nội rộn rã tiếng máy móc, thiết bị, hàng chục mũi thi công đã được triển khai trên toàn tuyến.
Sáng 26/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đi kiểm tra tiến độ dự án và làm việc với các đơn vị liên quan.
Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt Dự án thành phần 3: Đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Những ngày này, công trường thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô (đoạn qua huyện Mê Linh) rộn rã tiếng máy móc, thiết bị với 8 mũi thi công được triển khai.
Sáng 22/11, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thường Tín tiếp tục tiến hành chi trả, bồi thường cho 27 hộ gia đình có tài sản liên quan đến dự án đường Vành đai 4 ở xã Hồng Vân theo quy định. Đến nay, huyện Thường Tín đã chi trả xong 1.004 tỷ đồng liên quan đến giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4.
Tổng số kinh phí chi trả trong đợt này là 3,2 tỷ đồng với diện tích 700m2, liên quan đến 12 hộ gia đình, cá nhân thuộc thôn Nội Đồng, xã Đại Thịnh.
Đến nay, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã bàn giao hơn 90% mặt bằng cho đơn vị thi công; di chuyển 2.074 ngôi mộ (đạt 99,09%). Thường Tín cũng là địa phương đầu tiên giao đất tái định cư cho người dân thuộc diện thu hồi đất phục vụ dự án.
Xác định đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng, huyện Đan Phượng phấn đấu đến ngày 31/12/2023, công tác giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án sẽ hoàn thành 100% diện tích, để bàn giao cho chủ đầu tư.
Tính đến nay, huyện Thường Tín đã chi trả xong hơn 815 tỷ đồng liên quan đến giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường Vành đai 4.