--> -->
Dòng sự kiện:

Tìm tiếng “Thời gian” cùng họa sĩ Lê Văn Nhường

27/07/2020 14:04

Chia sẻ
Hơn 30 năm trong hoạt động Mỹ thuật tính từ tác phẩm đầu tiên được triển lãm tại Huế năm 1987, họa sĩ Lê Văn Nhường đã vẽ với nhiều phong cách, trường phái khác nhau qua nhiều giai đoạn nhưng tựu trung vẫn là một Lê Văn Nhường rất Huế, đằm thắm trong ý tưởng cũng như ngôn ngữ hội họa.
Tranh ghép vải: Mảnh ghép mĩ thuật hiện đại hoàn mỹ
Người đàn bà phiêu cùng hoa
Xuống phố Hà Nội cùng hoạ sĩ Phạm Bình Chương

Trong triển lãm “Thời gian” vừa khai mạc 26/7 và kéo dài đến hết 1/8 tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, khi bước vào tuổi 60, những tác phẩm hội họa trong suốt chặng đường sáng tác của ông lại được “quay trở lại” với những người yêu hội họa.

tim tieng thoi gian cung hoa si le van nhuong
Khai mạc triển lãm "Thời gian" của họa sĩ Lê Văn Nhường

Lê Văn Nhường bén duyên với hội họa từ những ngày đầu tiên sau giải phóng 1975 khi được tham gia Câu lạc bộ Mỹ thuật Nhà Văn hóa Thiếu nhi Huế và được họa sĩ Đặng Mậu Tựu chỉ dạy cho đến nhiều năm sau này...

Năm 1995 khi còn là sinh viên, Lê Văn Nhường đã có tác phẩm “Nhớ Đà Lạt” được chọn triển lãm Mỹ thuật toàn quốc tại Hà Nội. Sau khi ra trường một năm (1997) ông đã được kết nạp vào Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Lê Văn Nhường đã có 4 lần tham gia triển lãm Mỹ thuật toàn quốc và tham gia nhiều triển lãm như “Lê Văn Nhường – Ngô Tâm” tại Huế năm1998, Triển lãm trại sáng tác quốc tế tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005, Triển lãm chung tại Trung tâm Mỹ thuật Tokyo - Nhật Bản năm 2009, “Phan Thanh Bình - Đặng Mậu Tựu - Lê Văn Nhường” tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011…

Họa sĩ Lê Văn Nhường đã đến Trường Sa, đến cực Nam, đến biên giới phía Bắc... đi nhiều và vẽ nhiều nhưng mảnh đất miền Trung vẫn là đề tài chính như “Miền nắng gió”, “Miền gió cát”, “Phù sa”… Và Huế, nơi ông sinh ra, sống và vẽ, vẫn được thể hiện nhiều nhất như “Mưa”, “Nắng”, “Trăng”, “Dấu tích”, “Tiếng thời gian”, “Thời gian”…

tim tieng thoi gian cung hoa si le van nhuong
Họa sĩ Lê Văn Nhường và họa sĩ Lương Giang tại triển lãm

Thời gian, dường như là ý niệm ám ảnh họa sĩ Lê Văn Nhường nhiều nhất. Bởi vậy, trong triển lãm “Thời gian”, Lê Văn Nhường đã vẽ “Tiếng thời gian”, hai dáng hình người con gái nhưng thực ra là một người có thật trong đời anh, ôm cây đàn tì bà hư không, thả vào không gian màu sắc Huế một tiếng vọng người nào đó, rất buồn.

Hay những tác phẩm “Mưa 1”, “Mưa 2”, “Mưa 3”, “Mưa 4”… các bức sơn dầu đều chỉ là một cơn mưa siêu thực, ảo ảnh.

Triển lãm “Thời gian" của họa sĩ Lê Văn Nhường lần này là tập hợp nhiều tác phẩm mượn lại từ Bảo tàng Mỹ thuật Huế, các nhà sưu tập và đang còn sở hữu của họa sĩ, là một khái quát về quá trình hoạt động và phong cách của họa sĩ Lê Văn Nhường.

Triển lãm trưng bày 46 tác phẩm chất liệu sơn dầu, acrylic, trong đó có tác phẩm “Nhớ Đà Lạt” được vẽ từ năm 1994 và mới nhất là “Chân dung Tôn Nữ”, “Nắng” vẽ trong mùa hè 2020... cùng với những tác phẩm khác tạo nên một triển lãm đáng xem. Triển lãm “Thời gian” do Bảo tàng Mỹ thuật Huế và Megan Gallery Hà Nội thực hiện.

Một số tác phẩm của họa sĩ Lê Văn Nhường trưng bày tại Triển lãm "Thời gian":

tim tieng thoi gian cung hoa si le van nhuong
Tranh sơn dầu "Tiếng thời gian" - Giải thường Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa thiên Huế 2003
tim tieng thoi gian cung hoa si le van nhuong
TRanh sơn dầu "Thời gian của tôi" - Giải thưởng Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa thiên Huế 2001
tim tieng thoi gian cung hoa si le van nhuong
Tranh sơn dầu "Phù sa" - Giải A Mỹ thuật Bắc miền trung 2002; giải C

Bảo Thoa

Ảnh: L.G

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển của từng trường. Từ số liệu cho thấy phụ huynh, học sinh đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định, hiểu năng lực học tập và lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự tuyển khá hợp lý. Đáng chú ý là không có hiện tượng đăng ký tập trung ở một vài trường.

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Xem thêm