--> -->
Dòng sự kiện:

Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp ký kết Chương trình phối hợp về trợ giúp pháp lý

18/05/2022 17:26

Chia sẻ
Ngày 18/5, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) và Bộ Tư pháp đã ký kết Chương trình phối hợp về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án. Việc trực được thực hiện tại trụ sở Tòa án nhân dân (TAND) hoặc trực qua điện thoại.
Quan tâm trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị mồ côi do đại dịch Covid-19 Đoàn Luật sư Hà Nội tổ chức tuyên truyền pháp luật và tư vấn, trợ giúp pháp lý

Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án TANDTC; Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; các đồng chí Phó Chánh án TANDTC, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; các thẩm phán TANDTC.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, những năm qua, công tác của Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục đạt những kết quả tích cực, khởi sắc, tham gia ngày càng sâu rộng vào các sự kiện chính trị - pháp lý, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước và từng địa phương.

Có được những kết quả tích cực trên, là nhờ sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và sự ủng hộ, phối hợp của các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của TANDTC và TAND các cấp trên nhiều lĩnh vực công tác tư pháp.

Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp ký kết Chương trình phối hợp về trợ giúp pháp lý
Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại lễ ký kết.

Trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, Bộ, ngành Tư pháp ngày càng nhận được quan tâm, phối hợp thực hiện chặt chẽ, đạt những kết quả tích cực, nổi bật như: TAND các cấp đã phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.

Hầu hết các cơ quan Tòa án đều tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện các thủ tục tố tụng như đăng ký bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho người được trợ giúp pháp lý; nghiên cứu hồ sơ...

Bộ trưởng Lê Thành Long cũng cho biết, vừa qua, thực hiện Nghị quyết số 33/2021/QH15, TANDTC đã phối hợp các Bộ, ngành liên quan ban hành Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn tổ chức thi hành phiên tòa trực tuyến, trong đó quy định điểm cầu thành phần do Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước phối hợp với TAND bố trí, tạo cơ sở pháp lý cho các Trung tâm TGPL kịp thời tham gia các phiên tòa trực tuyến, đáp ứng xu hướng tất yếu của hoạt động tư pháp và phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp ký kết Chương trình phối hợp về trợ giúp pháp lý
Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi đại diện hai cơ quan ký Chương trình phối hợp.

Trong hoạt động của mình, Tòa án đã tạo điều kiện cho người dân sử dụng các công cụ, dịch vụ pháp lý, trong đó có dịch vụ trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, làm cho các vụ án được xét xử khách quan, đúng người, đúng tội, bảo đảm công bằng trong tiếp cận pháp luật, tiếp cận công lý, tạo niềm tin của người dân vào công lý.

Việc ký kết Chương trình phối hợp giữa hai cơ quan về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án có ý nghĩa rất quan trọng, tiếp tục củng cố, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa hai ngành trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Đồng thời, giúp người dân thêm một kênh tiếp cận sớm với trợ giúp pháp lý để hiện thực hóa quyền trợ giúp pháp lý của mình đã được pháp luật quy định; góp phần đảm bảo sự bình đẳng trong tiếp cận pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý.

Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp ký kết Chương trình phối hợp về trợ giúp pháp lý
Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai hiệu quả Chương trình đã ký kết.

Bộ trưởng Lê Thành Long cũng cho biết, ngay sau Lễ ký kết, Bộ Tư pháp sẽ chỉ đạo Cục Trợ giúp pháp lý và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với Vụ Pháp chế, các đơn vị có liên quan của TANDTC tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung đã được ký kết.

Phát biểu tại buổi lễ, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Chương trình phối hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng, đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật được đúng đắn. Chúng ta đang xây dựng một nền tư pháp vì dân phục vụ, cho nên trợ giúp pháp lý được đảm bảo sẽ là hướng để bảo vệ, phục vụ nhân dân.

Thông qua chương trình này và các hoạt động trợ giúp pháp lý, sẽ góp phần nâng cao dân trí về pháp luật cho nhân dân. So với mặt bằng chung của thế giới, trình độ dân trí về pháp luật của chúng ta còn hạn chế, cho nên mỗi lần trợ giúp pháp lý được xem như là chương trình giáo dục pháp luật cho mỗi người dân. Hoạt động trợ giúp pháp lý được đảm bảo cũng góp phần nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án, các thẩm phán thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý để lắng nghe các ý kiến phản biện của người dân...

Chánh án TANDTC cũng cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp để đưa các nội dung ký kết đi vào cuộc sống. Tòa án sẽ tạo điều kiện tối đa để các Trung tâm trợ giúp pháp lý hoạt động, đồng thời các trung tâm cũng cố gắng lựa chọn những trợ giúp viên giỏi, để cùng với thời gian người dân cảm nhận được việc trợ giúp này có ý nghĩa, cần thiết và tham gia.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình cũng mong muốn các cơ quan truyền thông vào cuộc tích cực để truyền thông rộng rãi cho người dân hiểu và sử dụng các dịch vụ trợ giúp pháp lý này.

Thời gian thực hiện Chương trình trong 5 năm (2022-2027), được triển khai trong toàn quốc, tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phương Thảo

Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long và Hoàng Tùng sắp có sự điều chỉnh

Sở Xây dựng Hà Nội vừa cho biết, ít ngày tới sẽ tiến hành điều chỉnh tổ chức giao thông phục vụ thi công công trình nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long. Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long, đường Hoàng Tùng sẽ được điều chỉnh, các phương tiện cần chú ý để có lộ trình giao thông phù hợp.

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm trong Tháng Công nhân 2025

Đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; với mục tiêu “Năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật… đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội kêu gọi các Công đoàn cơ sở, đoàn viên, người lao động toàn ngành quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ trong “Tháng Công nhân”, Tháng hành động “An toàn, vệ sinh lao động năm 2025”.

Hiệu quả từ phong trào thi đua đạt danh hiệu "Sáng kiến sáng tạo"

Nhận thức rõ thi đua là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm thường xuyên quan tâm đẩy mạnh các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), trong đó có phong trào thi đua đạt danh hiệu “Sáng kiến sáng tạo”.
Xem thêm