
TP Hồ Chí Minh: Tạo cơ chế mới cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội
01/03/2017 20:25
Dự án bị ngâm vì… hành chính
Hơn 100 doanh nghiệp tham gia hội thảo đã bày tỏ những trăn trở, bức xúc khi tham gia phát triển nhà ở xã hội nhưng lại bị kéo dài thời gian quá lâu, vì dự án vẫn còn nằm trên giấy tờ. Quy trình làm thủ tục hành chính còn rườm rà, nhiều cửa khiến không ít doanh nghiệp lao đao vì dự án bị ngâm tới 2 năm, thậm chí 7 năm mới được chấp thuận.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Đất Lành kiến nghị nên thành lập ban hoặc văn phòng phát triển nhà giá rẻ trực thuộc UBND TP Hồ Chí Minh để định hướng, tổ chức, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đầu tư, thủ tục và thi công. Phải hỗ trợ bằng cách gia tăng các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc (mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, số người); giảm lãi vay ngân hàng; giảm các thủ tục đầu tư dự án nhà giá rẻ; đầu tư hạ tầng kĩ thuật và xã hội khu dân cư từ vài chục đến vài trăm hecta giao cho các doanh nghiệp thi công. Bên cạnh đó, cần yêu cầu các công ty điện lực, cấp nước phải đầu tư hệ thống cấp điện nước thay cho doanh nghiệp để giảm chi phí.
Liên quan đến giá bán, ông Đực cho biết: “Nếu chính quyền đầu tư toàn bộ hạ tầng kĩ thuật và xã hội bằng vốn ngân sách, giá bán căn hộ chỉ trên giá xây dựng. Còn nếu doanh nghiệp đầu tư toàn bộ hạ tầng thì giá bán căn hộ 5 tầng khoảng 8 triệu đồng/m2, căn hộ 20-30m2 là 160 - 240 triệu đồng”.
![]() |
Hội thảo “Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ TP Hồ Chí Minh” |
“Tháo nút thắt” cho doanh nghiệp bất động sản
Giám đốc Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, Trần Trọng Tuấn cho biết, nhu cầu nhà ở xã hội tại thành phố hiện nay rất lớn và đa dạng, trong đó phần lớn là nhu cầu thuê mua (mua trả góp). Nhu cầu căn hộ có diện tích 40 - 60m2 chiếm tỉ trọng chủ yếu. Bên cạnh đó, mức giá bán căn hộ khoảng 350 - 750 triệu đến dưới 1tỉ đồng là mức phù hợp.
Về việc phát triển theo mô hình nhà ở xã hội của Bình Dương, Bí thư Đinh La Thăng nêu rõ, TP Hồ Chí Minh không áp dụng một cách máy móc, vì đặc thù mỗi nơi khác nhau. Nhưng cần phải quyết tâm và sáng tạo để làm nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân có nơi sinh sống. Nhà ở xã hội phải được hưởng hạ tầng chung của nhà ở thương mại và chất lượng cũng tương đương với nhà ở thương mại với đầy đủ tiện tích, cũng phải văn minh, hiện đại chứ không phải khu ổ chuột.
Bên cạnh đó, cần có liên kết chuỗi để cho ra những sản phẩm nhà ở có giá hợp lí, cùng tính toán mức giá, hạ giá như thế nào đó để người dân dễ dàng sở hữu nhà. Không phải cứ làm nhà nhỏ là có giá rẻ mà phải áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới để hạ giá thành. Bên cạnh đó, khi người dân mua nhà ở xã hội, lúc họ có đủ điều kiện về tài chính, muốn chuyển nơi ở mới tốt hơn thì cũng nên tạo cơ chế thông thoáng cho họ mua bán, không nhất thiết cứ phải là 5 năm mới được.
Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, Lê Văn Khoa cũng đặt ra trách nhiệm của UB Thành phố trong việc tạo quỹ đất công cho doanh nghiệp triển khai dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ. Đồng thời hỗ trợ về mặt cải tiến quy trình, thủ tục hành chính, giao cho Sở Xây dựng làm đầu mối.

Thú chơi xe máy cổ: Khẳng định một “chất chơi” riêng

Atalanta vs Roma: Cuộc chiến sống còn vì tấm vé Champions League

Giá vàng hôm nay (12/5): Ổn định ở cả trong nước và thế giới

LĐLĐ quận Hà Đông triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm

Ba "phượt thủ nhí" và hành trình 30km khiến phụ huynh toát mồ hôi

Venezia vs Fiorentina: Cuộc chiến sinh tử vì những mục tiêu trái ngược

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/5: Ngày nắng, đêm không mưa

Thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Cẩn trọng kẻo “siết” luôn thị trường

Thị trường đất nền thời hậu sốt: Không dành cho người nóng vội, thiếu hiểu biết

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài
