--> -->
Dòng sự kiện:

Trốn vé xe buýt: Cách tiết kiệm “không phải lối”

27/09/2016 20:18

Chia sẻ
Hằng ngày, trên địa bàn Thủ đô Hà Nội có nhiều người dân chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển. Các chuyến xe buýt thường rơi vào tình trạng quá tải khi tới giờ cao điểm, lượt khách bước lên xe nhiều tới mức phụ xe không thể kiếm soát nổi vé.
tin nhap 20160927134829 Không thể đô thị một đàng, bến xe buýt một nẻo
tin nhap 20160927134829 Xe buýt Hà Nội: Tự đổi mới để khẳng định vị thế

Có lẽ vì thế mà chuyện gặp khách đi lậu vé không phải là điều lạ. Đáng tiếc thay, hành vi này lại được một bộ phận học sinh, sinh viên “hưởng ứng” do ý thức chưa tốt. Khi được hỏi, một số bạn thản nhiên cho rằng, đi lậu vé xe buýt như thế là bình thường, không gây hậu quả gì, số khác lại nghĩ rằng đi lậu được ngày nào hay ngày ấy, thích tiết kiệm vặt.

tin nhap 20160927134829
Xây dựng văn hóa xe buýt từ ý thức của mỗi người.

Chia sẻ về thực trạng nhức nhối này, bạn Hoài Thu (sinh viên Trường ĐH Thương mại) tâm sự: "Mình cũng từng thấy có bạn đi lậu vé xe buýt. Đến khi bị phụ xe nhắc, mới chịu mua vé. Như thế là bạn ấy không phải không có tiền mà là do ý thức kém". Thậm chí Hoài Thu còn cho biết, có lúc mình cũng bức xúc vì thấy bị làm phiền: "Cũng đôi lúc có bạn ở cùng khu trọ mượn mình vé tháng để đi lại. Không tiện từ chối, nên mình đã cho mượn, dù trong lòng cũng không vui. Các bạn ấy thường lấy lý do là không bao giờ đi xe buýt, chỉ đi 1-2 lần với khoảng cách ngắn, nên không muốn mất tiền. Một số bạn thì lấy lý do hết tháng, nhưng chưa có tiền mua tem mới. Mình thấy rất lạ vì vé xe buýt chỉ có 7.000 đồng. Chẳng lẽ số tiền đó các bạn ấy cũng không có nữa sao".

Ngoài lý do tiết kiệm "không phải lối", nhiều sinh viên thường thích đi trốn vé để tìm "cảm giác lạ". Nó giống như cái cảm giác được đi miễn phí, hoặc dùng hàng chùa. Không ít bạn còn lên mạng khoe chiến tích đi lậu vé được mấy tháng và tự cho như thế là thông minh (!?).

Nhiều ý kiến cho rằng, với mức 7.000 đồng/lượt, không phải là quá khó khăn, mà cái chính vẫn là ý thức mỗi người. Nếu thực sự không đủ tiền đi xe buýt khi có việc gấp, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể nói thẳng với phụ xe và họ sẽ sẵn sàng cho đi nhờ. "Người xưa có câu "Đói cho sạch, rách cho thơm". Có ý thức được điều đó thì “văn minh xe buýt” mới được xây dựng ngày càng tốt đẹp hơn.

Khánh Linh

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm