--> -->
Dòng sự kiện:

Tuyên phạt nhóm cựu cán bộ huyện Gia Lâm trục lợi chính sách chuyển đổi đất

22/05/2024 22:35

Chia sẻ
Ngày 22/5, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 7 bị cáo trong vụ trục lợi chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Thành phố Hồ Chí Minh kiểm điểm tập thể, cá nhân vi phạm trong quản lý đất đai Kiên quyết xử lý các vi phạm quy hoạch xây dựng Quận Tây Hồ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn

Theo đó, Tòa đã tuyên phạt Lương Văn Thành (sinh năm 1957, cựu Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm) 4 năm 6 tháng tù, Lý Duy Khoa (cựu cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm) 4 năm tù cùng về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Cùng tội danh nêu trên, Tòa còn tuyên Nguyễn Bá Hoán cựu Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị trấn Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm) 3 năm 6 tháng tù; Phan Thế Long cán bộ địa chính 4 năm và Nguyễn Quang Hải mức án 4 năm tù.

Riêng bị cáo Nguyễn Ngọc Thuần (sinh năm 1963, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, cựu Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Gia Lâm) bị phạt 36 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Ngoài ra, Tòa còn tuyên phạt bị cáo Hoàng Văn Thành (sinh năm 1956, trú tại phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) 17 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 9 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, tổng hợp hình phạt chung đối với bị cáo Thành là 26 năm tù. Bị cáo Nguyễn Quang Hải (sinh năm 1954, trú tại phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội) 4 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Theo cáo buộc, năm 2011, Hoàng Văn Thành và bà Thủy (đã chết) góp tiền mua 9 thửa đất nông nghiệp, với tổng diện tích 5.233m2 ở thị trấn Trâu Quỳ. Theo quy định, các thửa này là đất nông nghiệp, không được phép chuyển nhượng.

Trong năm 2011, Hoàng Văn Thành lập Công ty phát triển nhà Thành Đạt và được Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm đồng ý cho doanh nghiệp này làm dự án tại diện tích đất nêu trên. Đến giai đoạn 2015 - 2016, Thành và bà Thủy tách thửa rồi bán một phần đất cho Nguyễn Quang Hải.

Sau đó, với mục đích chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở đô thị, Thành và Nguyễn Quang Hải lên kế hoạch thuê hàng chục người có công với cách mạng (với chi phí thuê từ 20 - 50 triệu đồng/người) để đứng tên các thửa đất. Từ đó, những người này ký hợp đồng ủy quyền cho các bị cáo làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Khi được Thành và Hải nhờ, các bị cáo là cựu cán bộ huyện Gia Lâm và thị trấn Trâu Quỳ đã tiếp nhận hàng chục bộ hồ sơ, giải quyết việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất nông nghiệp sang đất ở. Trong đó, bị cáo Phan Thế Long biết rõ khu đất trên không phải là đất nông nghiệp nằm xen kẹt, nhưng vẫn báo cáo sai sự thật và hoàn thiện thủ tục niêm yết công khai, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị trấn Trâu Quỳ ký tờ trình gửi Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm, đề nghị cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Trong quá trình giải quyết, bị cáo Lý Duy Khoa không kiểm tra, xem xét điều kiện miễn giảm tiền sử dụng đất, còn ông Lương Văn Thành ký tờ trình đề nghị cho phép các hộ dân được chuyển mục đích đất và giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất. Sau đó, Khoa được Thành chi 30 triệu đồng và hứa bán cho một thửa đất ở sau khi chuyển đổi xong.

Bị cáo Nguyễn Ngọc Thuần khi đó là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm đã không kiểm tra hiện trạng đất, không chỉ đạo kiểm tra điều kiện miễn giảm tiền sử dụng đất, trong hồ sơ không có kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có công với cách mạng cư trú và kết quả xác minh lại của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Do tin tưởng cấp dưới, bị cáo Thuần ký 26 quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho 26/29 thửa đất với diện tích hơn 3.400m2, và miễn giảm tiền sử dụng đất, gây thiệt hại của Nhà nước hơn 20,4 tỷ đồng.

L.T

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm