--> -->
Dòng sự kiện:

Vì sao xe tự chế vẫn hoành hành trên phố?

20/03/2025 11:19

Chia sẻ
Đã có rất nhiều sự cố từ nhỏ đến lớn với xe 3, 4 bánh tự chế trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội. Mặc dù đã bị cấm lưu hành từ lâu, song do thiếu giám sát và chế tài xử lý chưa nghiêm nên dù sau nhiều đợt ra quân xử lý của lực lượng chức năng, những chiếc xe tự chế vẫn đang là “hung thần” đường phố.
Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh Quyết liệt xử lý xe ba bánh tự chế, xe chở hàng cồng kềnh gây mất an toàn giao thông

Hoạt động công khai

Theo Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông, kể từ ngày 1/1/2008, đình chỉ lưu hành ô tô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh. Mặc dù bị cấm, nhưng các phương tiện này vẫn hoạt động công khai, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Vì sao xe tự chế vẫn hoành hành trên phố?
Xe 3, 4 bánh tự chế vẫn hoạt động công khai ở La Phù, Hoài Đức.

Ghi nhận thực tế cho thấy, đến nay, đã bước sang năm thứ 17, các loại xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh vẫn lưu thông trên đường ở Hà Nội. Gần đây nhất, sáng 16/3, tại nút giao phố Phúc La - Mậu Lương (quận Hà Đông), một xe công nông kéo theo máy xúc lưu thông trên đường khiến người tham gia giao thông lo lắng bởi tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cách đó không xa, trên đường trục phía nam (đoạn gần Khu đô thị Thanh Hà, huyện Thanh Oai), có 2 xe 3 bánh tự chế chở theo hàng hóa. Đáng chú ý, tại phần thùng hàng còn chở theo người, gây mất an toàn giao thông.

Cũng trên đường trục phía nam (đoạn gần lối rẽ thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai), hướng Hà Đông đi Thanh Oai, một xe máy kéo theo xe hàng cao "ngất ngưởng". Còn tại tỉnh lộ 427 (đoạn gần Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, huyện Thường Tín), nhiều xe công nông với đủ kích cỡ lưu thông. Thậm chí, còn xuất hiện xe công nông kéo theo thép dài cả chục mét. Không chỉ ở các tuyến tỉnh lộ, đường liên xã... mà ở quốc lộ 6 (đoạn qua Bến xe Yên Nghĩa, quận Hà Đông) cũng nhiều xe công nông hoạt động... Điểm chung của các loại xe này là không có đăng ký, không biển kiểm soát, thiếu trang thiết bị đảm bảo an toàn tối thiểu.

Không ít vụ tai nạn giao thông đã xảy ra, thậm chí gây chết người liên quan đến loạt phương tiện này. Gần đây nhất, chiều 15/3, tại phố Hoàng Công, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, xảy ra vụ va chạm giữa xe máy và xe công nông.

Theo người dân sinh sống tại Khu công nghiệp Chùa Tổng (La Phù, Hoài Đức), xe 3 bánh, xe tự chế... là phương tiện vận chuyển hàng hóa chính tại làng nghề, gần như hộ kinh doanh nào cũng có vài chiếc. Bà T.H.L (người dân trong làng nghề) cho biết, ai cũng biết xe 3 bánh tự chế đi lại trong làng rất nguy hiểm và bị cấm lưu thông nhưng vì "miếng cơm manh áo", nhiều người vẫn dùng phương tiện này để chở hàng hóa, mưu sinh. Sau vụ tai nạn, nhiều gia đình trong làng có trẻ em không còn cách nào khác, chỉ biết dặn các cháu đi lại chậm, quan sát kỹ để đảm bảo an toàn…

Những vụ tai nạn kể trên, chỉ là con số lẻ trong hàng chục, thậm chí hàng trăm sự cố từ nhỏ đến lớn với xe ba bánh tự chế trên khắp địa bàn Thành phố. Trên thực tế, hậu quả đã được cảnh báo và từ lâu những chiếc xe ba bánh tự chế đều đã bị cấm lưu thông trên đường. Tuy nhiên, do thiếu giám sát và chế tài xử lý chưa nghiêm nên dù sau nhiều đợt ra quân những chiếc xe tự chế di động vẫn ngang nhiên lưu thông trên đường.

Cần sự phối hợp đồng bộ

Xe 3, 4 bánh tự chế là xe tự sản xuất, lắp ráp không đáp ứng đủ các điều kiện của xe cơ giới khi tham gia giao thông; chưa được các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật, đăng ký và cấp biển số theo quy định. Khi các lực lượng chức năng tập trung xử lý mạnh vi phạm ở khu vực nội thành, nhiều chủ xe không hoạt động được đã bán ra các vùng ngoại ô hoặc các tỉnh lân cận. Nhiều người ham rẻ thấy lợi nên mua về sử dụng. Công an thành phố Hà Nội đã nhiều lần ra quân xử lý các loại xe ba bánh, xe công nông tự chế và đã xử lý nhiều trường hợp. Vào tháng 12/2024, có gần 900 xe bị xử lý. Trước đó, từ ngày 15/3 đến ngày 11/5/2024, Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 3.696 trường hợp vi phạm và phạt tiền hơn 4 tỷ đồng, tạm giữ 1.591 phương tiện với các lỗi phổ biến như: Điều khiển xe tự chế, chở hàng cồng kềnh, điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác...

Gần đây nhất, Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 9 - Phòng CSGT Hà Nội đã đẩy mạnh kiểm tra, xử lý vi phạm, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân tự giác tiêu hủy phương tiện, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Tính từ đầu tháng 3 đến nay, Đội CSGT đường bộ số 9 đã phát hiện, xử lý 14 xe ba bánh tự chế vi phạm. Trong đó, 9 phương tiện bị lập biên bản tạm giữ và hoàn thiện hồ sơ tịch thu, 5 phương tiện được tuyên truyền, vận động tiêu hủy. Thiếu tá Phạm Văn Luyến - Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 9, cho biết, Hoài Đức là địa bàn có nhiều làng nghề như đồ mỹ nghệ ở Sơn Đồng, sản xuất bánh kẹo tại La Phù… Một số hộ dân đã mua sắm xe ba, bốn bánh tự chế để phục vụ kinh doanh, sản xuất. "Chúng tôi kiên quyết xử lý nghiêm với phương châm 'không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Hiện đơn vị đang phối hợp với chính quyền địa phương vận động nhiều chủ phương tiện tự giác làm đơn tiêu hủy xe tự chế. Việc tuyên truyền, vận động để người dân chủ động loại bỏ phương tiện không an toàn cũng là một giải pháp quan trọng nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn", Chỉ huy Đội CSGT đường bộ số 9 thông tin.

Nhiều ý kiến đề xuất cơ quan chức năng cần tăng cường lực lượng kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm những phương tiện xe tự chế, chở hàng cồng kềnh gây mất an toàn giao thông. Bên cạnh việc xử lý vi phạm, kiên quyết tịch thu, tiêu hủy tạo hiệu ứng răn đe nhằm xử lý dứt điểm, rất cần có sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp cùng lực lượng chức năng tuyên truyền, giúp đỡ, hỗ trợ tạo sinh kế bền vững để chủ phương tiện có thể chuyển đổi công việc phù hợp.

Minh Phương

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm