--> -->
Dòng sự kiện:

VneID- Sứ mệnh đoàn viên ngành Tư pháp Thủ đô

28/07/2024 16:33

Chia sẻ
Cùng với các cấp ngành, thời gian qua, ngành Tư pháp Thủ đô đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đơn giản hóa, thuận lợi hơn trong công tác quản lý cũng như thuận lợi hơn cho người dân trong thực hiện thủ tục hành chính. Trong đó, có đóng góp của đoàn viên Công đoàn Ngành.
Tước 499 giấy phép lái xe trên ứng dụng VNeID Hà Nội triển khai nhiều ứng dụng chuyển đổi số phục vụ công dân, doanh nghiệp

Cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

Thực hiện chương trình chuyển đổi số của quốc gia, thành phố Hà Nội đã xác định trọng tâm thực hiện là “Quản trị dựa trên dữ liệu số”. Trong đó đặt ra một số nhiệm vụ như hoàn thiện cơ chế chính sách, phát triển hạ tầng số, phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ ứng dụng, dịch vụ Chính quyền số trong nội bộ Thành phố bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; tập trung một số cơ sở dữ liệu quan trọng trong đó có lĩnh vực tư pháp - hộ tịch. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, ưu tiên triển khai đối với các dịch vụ công thiết yếu.

VneID- Sứ mệnh đoàn viên ngành Tư pháp Thủ đô
Đoàn viên thanh niên Sở Tư pháp Hà Nội hướng dẫn người dân làm thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID. Ảnh: Khánh Huy

Có thể nói, một trong các thủ tục hành chính gây mệt mỏi cho người dân trong thời gian trước đây là thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Do nhu cầu tăng đột biến gấp nhiều lần, trong khi biên chế công chức, cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho công tác này có hạn, đã khiến người dân phải xếp hàng chờ từ sáng đến chiều để được làm thủ tục...

Nỗ lực khắc phục tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đã triển khai thực hiện thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID). Từ ngày 15/1/2024, Thành phố cũng thực hiện việc tiếp nhận toàn bộ yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Thành phố. Đồng thời duy trì triển khai việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến toàn trình trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và Cổng dịch vụ công thành phố Hà Nội kết nối với Phần mềm của Bộ Tư pháp.

Để triển khai cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID, nhiều cơ quan, đơn vị đã cùng vào cuộc với Sở Tư pháp, vừa đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, vừa hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, cung cấp xác minh thông tin... nên đến nay, người dân đã làm quen với việc sử dụng VNeID để đăng ký cấp Phiếu Lý lịch tư pháp.

Đến nay, tình hình cấp Phiếu lý lịch tư pháp cơ bản được thực hiện kịp thời: Tính từ ngày 1/1/2024 đến ngày 31/5/2024, toàn Thành phố đã tiếp nhận 47.224 yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp. Trong đó, kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID (từ ngày 22/4/2024 đến ngày 31/5/2024) là 5.689 hồ sơ và đã cấp được 5.657 phiếu, đạt 99,4%.

Nhằm khuyến khích công dân thực hiện thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp bản điện tử để giải quyết các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành Nghị quyết, quyết định Thành phố hỗ trợ 100% phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp và hỗ trợ tối đa 10 Phiếu Lý lịch tư pháp (bản giấy) cho người dân (áp dụng đến ngày 31/12/2024).

Cũng như nhiều người có nhu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp, anh Nguyễn Văn Lực (trú tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì) phấn khởi khi biết không cần đến Sở Tư pháp xếp hàng như trước mà vẫn có thể làm thủ tục này. “Sau khi xem hướng dẫn, tôi đã thao tác thành công trên VNeID. Tôi thấy đây là một thay đổi rất tốt, giúp cho người dân chúng tôi tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại. Chưa kể, còn được miễn phí lệ phí nữa, tôi mong có nhiều thủ tục hành chính được đổi mới, cải cách như thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp”, anh Lực chia sẻ.

100% hồ sơ đăng ký khai sinh, kết hôn thực hiện trực tuyến

Bên cạnh đó, ngành Tư pháp Thủ đô cũng tiếp tục chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch. 100% đơn vị cấp xã trên địa bàn Hà Nội đã triển khai áp dụng phần mềm đăng ký khai sinh, 100% hồ sơ đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử, đăng ký cấp trích lục hộ tịch trên địa bàn Thành phố được thực hiện trực tuyến.

Đồng thời, công tác số hóa hộ tịch tiếp tục triển khai đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra. Đến nay đã có 19/30 quận, huyện đã thực hiện số hóa sổ hộ tịch với tổng số 4.483.991 việc hộ tịch, các đơn vị còn lại phấn đấu hoàn thành trước ngày 1/12/2024.

Với quận Hoàn Kiếm, Trưởng phòng Tư pháp Ngô Hồng Thủy cho biết, quận đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch và đẩy lên Cơ sở dữ liệu hộ tịch quốc gia nhằm kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (tổng số sổ hộ tịch đã số hóa là 1.380 quyển, với 402.518 trường hợp). Trong 6 tháng đầu năm (số liệu từ 15/12/2023 đến hết ngày 13/5/2024) UBND 18 phường đã thực hiện 669 trường hợp liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế; 14 trường hợp liên thông đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí...

Tại quận Ba Đình, việc ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn quận nói chung, trong hoạt động của lĩnh vực Tư pháp tiếp tục được quan tâm, chú trọng. 14 phường trên địa bàn quận Ba Đình đều thực hiện việc đăng ký hộ tịch trên phần mềm của Bộ Tư pháp và khai thác dữ liệu trên Hệ thống quản lý Hộ tịch.

Bên cạnh việc đẩy mạnh triển khai, sử dụng các hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng nghiệp vụ trong các lĩnh vực hộ tịch, chứng thực, Bộ phận “Một cửa” quận Ba Đình tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hoá vào hoạt động quản lý điều hành và trao đổi, gửi nhận thông tin trên mạng bằng thư điện tử đáp ứng yêu cầu nhanh, tiện ích, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện công việc...

Nhìn chung, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp cơ quan đăng ký hộ tịch theo dõi, nắm bắt, kiểm tra, thống kê số liệu một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ thông tin theo yêu cầu quản lý, giảm thao tác, rút ngắn thời gian tra cứu, tạo điều kiện thuận lợi cho công chức trong thực thi nhiệm vụ, từ đó giúp giải quyết nhanh chóng, chính xác thủ tục hộ tịch cho công dân. Đây cũng là các hoạt động góp phần thực hiện chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh.

Cùng với việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho công dân, tổ chức, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố và ngành Tư pháp Thủ đô cũng chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là thông qua các ứng dụng mạng xã hội, các cuộc thi trực tuyến.

Thành phố đã thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền theo phương thức hiện đại như xây dựng ứng dụng iHaNoi, Hà Nội Media Box, mạng xã hội Lotus, chuyển tải các thông tin dưới hình thức infographic, video điện tử, qua mạng xã hội; chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập Trang thông tin điện tử, mạng xã hội (Fanpage, Zalo, Facebook...).

Nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện hiệu quả trên mạng internet như: Xây dựng video tuyên truyền hướng dẫn quy trình cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam” dưới hình thức thi viết và thi trực tuyến; cuộc thi “Tìm hiểu Luật Dân chủ ở cơ sở” dưới hình thức thi trực tuyến và sân khấu hoá... Mô hình phổ biến pháp luật trên thiết bị điện tử “Cầu thang pháp luật” và màn hình LED tại các nhà cao tầng, khu đô thị tiếp tục được duy trì, thu hút đông người dân tìm hiểu.

Phương Thảo

Giải Futsal nữ châu Á 2025: Futsal nữ Việt Nam trước thử thách mang tên Nhật Bản

Futsal nữ Việt Nam vừa khép lại vòng đấu bảng Giải Futsal nữ châu Á 2025 với vị trí nhất bảng B, sau trận hòa chiến thuật 0-0 đầy toan tính trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp Iran. Kết quả này không chỉ thể hiện sự tính toán sâu sắc từ ban huấn luyện mà còn đặt ra một thử thách lớn ở vòng tứ kết: Đương kim Á quân Nhật Bản.

Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động

Với hàng ngàn chỉ tiêu tuyển dụng để người lao động có thể dễ dàng lựa chọn vị trí việc làm phù hợp, và ngược lại với sự tham gia tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh cũng như ứng tuyển của hàng ngàn người lao động, học sinh, sinh viên… tạo cơ hội cho nhà tuyển dụng lựa chọn được những ứng viên tiềm năng, Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025 đã thực sự trở thành cầu nối để cung - cầu lao động gặp nhau.

Đánh bại Thể Công - Viettel 2-1, Hoàng Anh Gia Lai thoát khỏi nhóm cuối bảng

Trên sân Pleiku tối 11/5, CLB Hoàng Anh Gia Lai đã tạo nên một cú sốc lớn tại vòng 22 V.League 2024/25 khi lội ngược dòng đầy kịch tính để giành chiến thắng 2-1 trước Thể Công - Viettel, đội bóng đang cạnh tranh chức vô địch. Kết quả này không chỉ giúp đội bóng phố núi vươn lên nhóm an toàn, mà còn khiến đội khách gần như chấm dứt hy vọng lên ngôi.

Tổ chức Công đoàn góp phần xây dựng huyện Thường Tín giàu đẹp

Trong thời gian qua, tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thường Tín đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng cao; phát huy vai trò và có những đóng góp để góp phần lớn vào cuộc đổi mới của đất nước, xây dựng quê hương, đất nước.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người lao động

Trong những năm qua công tác tuyên truyền đã kịp thời truyền tải những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tổ chức Công đoàn đến với người lao động huyện Thạch Thất, nhằm nâng cao nhận thức, cổ vũ động viên người lao động tích cực thi đua lao động, sản xuất, công tác, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm