--> -->
Dòng sự kiện:

Vụ buôn lậu hơn 3 triệu cuốn sách giáo khoa: Nhóm cán bộ QLTT xào nấu hồ sơ, bao che vi phạm

15/09/2022 16:27

Chia sẻ
Nhận lời “nhờ cậy” của bà trùm buôn bán sách lậu Cao Thị Minh Thuận, ông Trần Hùng và nhóm cán bộ thuộc Cục Quản lý thị trường (QLTT) đã chỉ cách cho bà này thay đổi thông tin, lời khai để chỉ bị xử phạt hành chính.
Ông Trần Hùng cựu Tổ Trưởng Tổ 1444 bị truy tố vì tội "Nhận hối lộ"Nhận hối lộ của "trùm" buôn lậu xăng, dầu, cựu Đại tá quân đội nhận án chung thân8 bị cáo trong vụ buôn lậu gần 200 triệu lít xăng dầu kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa hoàn thành cáo trạng truy tố bị can Trần Hùng, cựu Tổ Trưởng Tổ 304 (nay là Tổ 1444) thuộc Tổng cục Quản lý thị trường Bộ Công Thương về tội “Nhận hối lộ”.

Cùng vụ án, các bị can Lê Việt Phương, nguyên Phó Đội trưởng Đội QLTT số 17, Cục QLTT Hà Nội; Thành Thị Đông Phương và Phạm Ngọc Hải (thuộc cấp của Phương) bị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Theo cáo trạng, nửa đầu năm 2021, bị can Cao Thị Minh Thuận (Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát) cùng đồng phạm tổ chức sản xuất, nhập kho 9.473.891 quyển sách giáo khoa giả của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các nhà xuất bản khác với tổng trị giá sách theo bìa hơn 260 tỷ đồng. Sau đó, bị can tổ chức tiêu thụ 6.342.076 quyển, thu lợi bất chính hơn 30 tỷ đồng, hơn 3 triệu quyển còn lại chưa kịp tuồn ra thị trường thì bị cảnh sát bắt giữ.

Vụ buôn lậu hơn 3 triệu cuốn sách giáo khoa: Nhóm cán bộ QLTT xào nấu hồ sơ, bao che vi phạm
Các bị can (từ trái qua) Lê Việt Phương, Phạm Ngọc Hải, Thành Thị Đông Phương.

Mở rộng điều tra vụ án, cảnh sát xác định, sáng ngày 8/7/2020, ông Trần Hùng, chuyên viên chính Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương, Tổ trưởng Tổ 304 (Tổ công tác có nhiệm vụ, quyền hạn tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thu thập, tiếp nhận, xác minh thông tin các vụ việc vi phạm pháp luật…) trực tiếp tiếp nhận nguồn tin từ cán bộ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về việc đề nghị tiến hành kiểm tra đột xuất một kho sách tư nhân ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, có thể có nhiều sách giáo khoa giả.

Sau khi trực tiếp đi xác minh ban đầu, ông Trần Hùng đã có bút phê vào văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Sau đó, ông Hùng chỉ đạo Cục QLTT Hà Nội phối hợp với Cục Nghiệp vụ thuộc Tổng cục QLTT và Đội QLTT số 17 trực tiếp tiến hành kiểm tra.

Ngày 9/7/2020, Đội QLTT số 17 tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Công ty Phú Hưng Phát. Quá trình kiểm tra đã phát hiện và thu giữ trên 27.000 cuốn sách thuộc 68 đầu mục sách giáo khoa ghi Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Số hàng hóa này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc.

Chiều 10/7/2020, bị can Thuận nhắn tin, điện thoại cho ông Trần Hùng với mục đích nhờ “giúp đỡ”, để được xử lý nhẹ với hơn 27.000 quyển sách giả. Đáp lại, ông Trần Hùng đồng ý “tha” với yêu cầu Thuận phải chỉ ra một số cơ sở in lậu. Song, do vẫn lo sợ bị xử lý hình sự nên Thuận đã bàn bạc, trao đổi với bị can Nguyễn Mạnh Hà (Phó Giám đốc Công ty Cổ phần in Hà Nội) gặp bị can Nguyễn Duy Hải (lao động tự do) để thỏa thuận chi 400 triệu đồng cho ông Hùng.

Theo đó, ngày 15/7/2020, bị can Nguyễn Duy Hải cầm trước 300 triệu đồng đưa cho ông Trần Hùng tại phòng làm việc của ông này ở Tổng cục QLTT. Viện Kiểm sát cho rằng sau khi nhận tiền, ông Hùng đã chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện cho bà Thuận theo hướng xử lý hành chính.

Quá trình làm việc với lực lượng QLTT, bà Thuận nói đã nhờ và được Trần Hùng đồng ý bỏ qua vi phạm. Vì vậy, khi nhận được chỉ đạo của ông Hùng tạo điều kiện giúp đỡ bà Thuận, bị can Lê Việt Phương yêu cầu Thành Thị Đông Phương ghi vào biên bản làm việc nội dung: “Về số hàng hóa bị thu giữ, bà Thuận không xác định được có phải là sách thật hay sách giả của Nhà xuất bản Giáo dục hay không, số sách này do người khác gửi vào công ty, xin được giải trình sau”.

Sau buổi làm việc, Lê Việt Phương gọi điện báo cáo Trần Hùng là đã ghi nhận lại lời trình bày của Thuận vào biên bản làm việc. Cao Thị Minh Thuận cũng gọi điện cho Trần Hùng để cảm ơn. Tối 22/7/2020, Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát đến nhà Lê Việt Phương và đưa cho Phương 100 triệu đồng.

Đến ngày 28/7/2020, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có Công văn xác định toàn bộ số sách tang vật mẫu do Đội QLTT số 17 cung cấp là sách giả, không phải do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức in ấn, phát hành.

Đội QLTT số 7 đã cử Thành Thị Đông Phương soạn thảo văn bản thể hiện việc phát hiện, tạm giữ 68 đầu sách (tổng hơn 27.000 quyển) giá trị trên 30 triệu đồng có dấu hiệu phạm tội hình sự và đề xuất Lãnh đạo Cục QLTT Hà Nội họp Hội đồng tư vấn.

Ngày 12/8/2020, Cục QLTT Hà Nội tổ chức họp Hội đồng tư vấn để xử lý vụ việc. Hội đồng này nhận định, toàn bộ số sách chưa lưu thông ra thị trường nên hậu quả chưa xảy ra, Công ty Phú Hưng Phát vi phạm lần đầu, vụ việc chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự nên xử lý vi phạm hành chính.

Quá trình điều tra, bị can Thuận khai đã nhiều lần đưa cho Lê Việt Phương tổng số tiền 330 triệu đồng. Số tiền trên, Phương chia cho Phạm Ngọc Hải 6 triệu đồng, Thành Thị Đông Phương 5 triệu đồng.

Viện Kiểm sát kết luận, hành vi của nhóm cán bộ Lê Việt Phương, Thành Thị Đông Phương và Phạm Ngọc Hải vì động cơ vụ lợi và mục đích cá nhân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của lực lượng QLTT.

Mộc Thanh

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo bổ sung quy định đối với “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo” nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn nhiều đối tượng lợi dụng người có ảnh hưởng để chuyển tải quảng cáo sai sự thật trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội, gây thiệt hại cho người tiêu dùng,

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Ủy ban nhân dân phường (UBND) Phú Thượng (quận Tây Hồ) đã chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong quản lý đất đai, trật tự đô thị, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% kể từ ngày 10/5/2025, lên mức hơn 2.200 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chi phí sản xuất điện đang tăng mạnh do cơ cấu nguồn điện và tỷ giá ngoại tệ biến động.

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, dừng đỗ phương tiện tùy tiện và kinh doanh trái phép tại khu vực xung quanh các bệnh viện lớn ở trung tâm Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị, những vi phạm này còn tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn và mất an toàn cho người dân. Trước thực trạng đó, lực lượng chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ nhằm lập lại trật tự và xây dựng một môi trường đô thị văn minh, an toàn, thân thiện. Ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn quận Đống Đa.
Xem thêm