--> -->
Dòng sự kiện:

Xử lý xe quá tải, quá khổ: Cần mạnh tay hơn nữa

05/11/2015 16:02

Chia sẻ
Để xử lý triệt để các phương tiện vận tải vi phạm về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, TP Hà Nội đã đẩy mạnh đồng bộ các mặt công tác như tuyên truyền kết hợp với tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. Tuy nhiên, thực tế cần những giải pháp căn cơ hơn nữa mới có thể loại bỏ hết những vi phạm này.
Doanh nghiệp đề xuất tăng thuế nhập khẩu xe tải
Va chạm với xe tải một nam học sinh tử vong tại chỗ
Xe tải đâm sập trạm thu phí, 2 nhân viên bị thương
Xe tải "nuốt" gọn xe máy trong giờ cao điểm

Chuyển biến tích cực

Theo Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội Trần Đăng Hải, tính từ ngày 01/01/2015 đến hết ngày 30/10/2015, lực lượng Thanh tra GTVT đã kiểm tra, lập biên bản xử lý 3.778 trường hợp vi phạm, phạt hành chính gần 25 tỷ đồng, tước 860 giấy phép lái xe, tạm giữ 180 phương tiện. Do các lực lượng thường xuyên mở các đợt cao điểm xử lý, hoạt động của xe quá khổ, quá tải trên địa bàn TP đã giảm được 80 - 90%. Đến nay, đã có 1.295 doanh nghiệp vận tải, đơn vị bốc xếp hàng hóa, kho hàng, nhà ga, cảng bến… ký cam kết bốc xếp hàng hóa lên ô tô đúng quy định về tải trọng.

Xử lý xe quá tải, quá khổ: Cần mạnh tay hơn nữa
Cần sớm tháo gỡ những vướng mắc trong xử lý xe quá khổ, quá tải

Để có được kết quả này, Thanh tra Sở GTVT đã phối hợp cùng Công an TP, chính quyền các địa phương, nhiều đơn vị của Bộ GTVT tiến hành tuần tra, kiểm soát trên mọi ngóc ngách địa bàn, đưa 5 trạm cân lưu động đến các tuyến đường lớn xuyên tâm, hướng tâm, thậm chí đi vào từng DN, cá nhân có xe để tuyên truyền, vận động, kết hợp kiểm tra, cưỡng chế xử lý vi phạm. Các trạm cân hoạt động 24/24 giờ, liên tục không nghỉ, vừa bố trí chốt chặn kiểm tra, vừa đưa lực lượng tuần lưu trên các tuyến đường nhỏ, đi tắt qua trạm, hạn chế tối đa tình trạng đi vòng né trạm cân. “Quyết liệt như vậy nên 1.852/3.778 trường hợp vi phạm đã bị phát hiện, xử lý bởi các trạm cân lưu động của Sở GTVT”, Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT Cao Văn Hiệp nhấn mạnh.

Có thể thấy, công tác kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn TP Hà Nội thời gian qua đã có những bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, vẫn còn tình trạng đối tượng vi phạm có hành vi chống đối, khóa cửa xe bỏ đi gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình kiểm tra, xử lý.

Vẫn còn vấn đề phát sinh

Làm thế nào để xử lý dứt điểm những vi phạm này không chỉ là nỗi lo các cơ quan chức năng mà còn là bài toán đau đầu đối với doanh nghiệp. Chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Văn Hùng (Phó Giám đốc mỏ đá, Công ty CP VimiCo) cho biết, là đơn vị khai thác khoáng sản và vận chuyển hàng hóa, Cty kiên quyết không chở quá tải, trong quá trình vận tải cũng có một số tư nhân “gợi ý” về dịch vụ chở quá tải để giảm chi phí và họ sẽ tự chịu trách nhiệm nếu lực lượng chức năng phát hiện. Những trường hợp này, nếu xảy ra và biết được chúng tôi sẵn sàng hủy hợp đồng, xử lý những lái xe vi phạm…

Mặc dù không ít doanh nghiệp rất cứng rắn với tình trạng vi phạm, thế nhưng thực tế, trong quá trình xử lý vi phạm, Thanh tra Sở GTVT, CSGT Hà Nội cũng gặp phải một số vấn đề mới phát sinh, chưa được hướng dẫn xử lý hoặc chưa có biện pháp giải quyết thấu đáo. Thượng tá Nguyễn Thanh Hải, Phó trưởng Phòng CSGT, Công an TP, cho biết, hiện các thông tư mới quy định mức phạt chung cho các xe vượt tải trọng trên 100%, nhưng thực tế có trường hợp khi kiểm tra vượt từ 200 - 500%, nếu chỉ xử lý theo mức chung thì không đủ sức răn đe. Ngoài ra, chưa có hướng dẫn cụ thể nào cho việc sang tải, hạ tải với các mặt hàng đông lạnh, xăng dầu, bê tông tươi… nên lực lượng chức năng khá bối rối khi xử lý.

Với đặc thù địa phương có tuyến đường cao tốc trên cao chạy qua, theo ông Lê Lâm, Đội trưởng Đội Thanh tra giao thông quận Thanh Xuân, việc xử lý xe quá khổ, quá tải ở đường trên cao vành đai 3 gặp nhiều khó khăn nguyên nhân là do lượng phương tiện lớn lưu thông tốc độ cao. Do đó, ông đề xuất Sở GTVT lắp camera giám sát trên tuyến đường này để phối hợp với thanh tra giao thông xử lý các xe vi phạm.

Thực tế, khó khăn nhất trong công tác kiểm tra kiểm soát xe quá tải trọng chính là bởi thái độ không hợp tác của các chủ phương tiện. Theo ông Trần Thanh Hải, Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, tình trạng tài xế vi phạm quá khổ, quá tải chống đối thanh tra vẫn còn tái diễn.

Nhiều người vi phạm cố tình bỏ xe rời đi khiến công tác xử lý gặp nhiều khó khăn. Do đó, Thanh tra Sở GTVT đề xuất với các cấp nâng chế tài xử phạt đối với những hành vi trên. Cụ thể, tăng thời gian tạm giữ phương tiện; cho phép lực lượng chức năng tháo biển kiểm soát (đối với những trường hợp đóng cửa xe bỏ đi); tăng mức phạt các chủ doanh nghiệp vận tải, chủ kho hàng, bến bãi tổ chức bốc xếp, vận chuyển hàng hóa quá khổ, quá tải. Đồng thời, có hướng dẫn cụ thể về việc hạ tải đối với các trường hợp vận chuyển quá tải hàng đông lạnh, xăng dầu, bê tông thương phẩm.

Tuấn Trần

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo bổ sung quy định đối với “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo” nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn nhiều đối tượng lợi dụng người có ảnh hưởng để chuyển tải quảng cáo sai sự thật trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội, gây thiệt hại cho người tiêu dùng,

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Ủy ban nhân dân phường (UBND) Phú Thượng (quận Tây Hồ) đã chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong quản lý đất đai, trật tự đô thị, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% kể từ ngày 10/5/2025, lên mức hơn 2.200 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chi phí sản xuất điện đang tăng mạnh do cơ cấu nguồn điện và tỷ giá ngoại tệ biến động.
Xem thêm