
Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội
04/02/2017 20:49
![]() |
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra tiến độ đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông |
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Ngọc Đông, Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP.Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác từ cuối năm 2021. Còn theo Ban Quản lý Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, khối lượng xây lắp công trình của dự án đã hoàn thành 90%, mục tiêu là hoàn thành, đưa vào chạy thử trong tháng 9/2017.
Tại buổi thị sát, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh đã giá cao quyết tâm của Bộ GTVT, UBND TP.Hà Nội cùng sự vào cuộc quyết liệt của các Ban Quản lý, các nhà thầu trong điều kiện rất khó khăn, tuy nhiên, thực tế là tiến độ thi công cả hai tuyến đều chậm so với tiến độ, dù đã nhiều lần được điều chỉnh.
Phó Thủ tướng cho rằng, nguyên nhân chính là do thể chế liên quan đến đầu tư phát triển hệ thống đường sắt đô thị chưa hoàn thiện, nhất là quản lý đầu tư bằng hình thức hợp đồng tổng thầu EPC. Việc đánh giá, định giá các gói thầu không chính xác, khiến giá thành bị đội lên nhiều lần so với giá trị hợp đồng EPC ban đầu. Bên cạnh đó, kinh nghiệm quản lý dự án còn nhiều hạn chế, đặc biệt là những dự án liên quan đến pháp luật quốc tế.
“Những vướng mắc này khiến chủ đầu tư liên tục phải xin ý kiến, hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, do đó mất rất nhiều thời gian. Thời gian tới, tôi yêu cầu các Bộ, ngành, UBND TP.Hà Nội phải thực sự quyết liệt, rà soát kỹ những khó khăn, vướng mắc của các dự án để có giải pháp tháo gỡ phù hợp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để triển khai đúng tiến độ hai dự án đường sắt đô thị”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Đối với tuyến Cát Linh - Hà Đông, Phó Thủ tướng yêu cầu phải tập trung quyết liệt để hoàn thiện đúng cam kết tiến độ đã đề ra, đồng thời đảm bảo chất lượng công trình ở mức cao nhất. Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP. Hà Nội xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong các khâu giải phóng mặt bằng, đấu thầu... đối với tuyến Nhổn - Ga Hà Nội. Trường hợp vượt thẩm quyền, UBND Thành phố đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới các Bộ, ngành và UBND TP.Hà Nội cần sớm nghiên cứu để có cơ chế huy động nguồn lực xã hội thông qua các hình thức hợp tác công - tư để triển khai các tuyến đường sắt đô thị còn lại theo quy hoạch. Phó Thủ tướng cũng lưu ý cần cố gắng ưu tiên các doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện tham gia thi công, vừa góp phần giảm giá thành, vừa nâng cao trình độ, năng lực trong xây dựng đường sắt đô thị.
“Toa tàu có thể mua nước ngoài nhưng xây dựng hầm, đường sắt, trụ móng, nhà ga chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Cái gì không làm được mới nhập khẩu nước ngoài, đây cũng là mong muốn của Thủ tướng”, Phó Thủ tướng nói

Atalanta vs Roma: Cuộc chiến sống còn vì tấm vé Champions League

Giá vàng hôm nay (12/5): Ổn định ở cả trong nước và thế giới

LĐLĐ quận Hà Đông triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm

Ba "phượt thủ nhí" và hành trình 30km khiến phụ huynh toát mồ hôi

Venezia vs Fiorentina: Cuộc chiến sinh tử vì những mục tiêu trái ngược

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/5: Ngày nắng, đêm không mưa

Giải Futsal nữ châu Á 2025: Futsal nữ Việt Nam trước thử thách mang tên Nhật Bản

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Sau sắp xếp cả nước có 34 tỉnh, thành và 3.321 xã, phường

Mỗi ngày, cả nước phải xóa 364 căn nhà tạm, nhà dột nát

Chính phủ thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội
