--> -->
Dòng sự kiện:

5 quy tắc không thể bỏ qua khi sử dụng bình nước nóng

23/10/2020 11:54

Chia sẻ
Sử dụng bình nước nóng không đúng cách có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người.
Kỳ 4: Cẩn thận kẻo bình nóng lạnh thành “bom” trong nhà tắm

Lắp đặt bình nóng lạnh an toàn

Người dùng cần tuân thủ theo sách hướng dẫn của nhà sản xuất khi lắp đặt để đảm bảo an toàn. Nếu không biết cách lắp đặt, các bạn có thể thuê nhân viên lắp đặt, nên theo dõi chặt chẽ, tránh làm ẩu. Phải lắp bình treo máy nước nóng cố định trên tường, cách sàn nhà tắm ít nhất 1,5m trở lên.

Đặc biệt, phải nối đất (dây mát) cho thiết bị để triệt tiêu dòng điện nếu chẳng may có hiện tượng rò. Tránh lắp đặt nơi nước có nguy cơ phun trực tiếp vào bình. Dây điện cần đủ lớn để chịu tải, có attomat riêng bảo vệ bình để tránh chập cháy.

Không bật bình nóng lạnh cả ngày

Bật bình nóng lạnh cả ngày không chỉ gây tốn điện mà còn có hại đến động cơ máy do hoạt động quá tải. Bạn chỉ nên bật trong khoảng 15 - 40 phút tùy theo thời tiết và nhu cầu sử dụng. Nếu bình sử dụng lớp bảo ôn dày bằng Polyurethane, có thể giữ nước nóng đến 48h đồng hồ, ngăn thất thoát nhiệt năng.

Hiện nay, có một số bình có chế độ tự động bật hoặc ngắt khi nước quá nguội hoặc quá nóng. Tuy nhên điều này lại khiến điện năng vào bình liên tục và gây lãng phí. Trong trường hợp này, người dùng nên sử dụng cầu giao để ngắt điện.

Sử dụng bình nước nóng. Đồ họa: Kim Nhung
Nắm chắc những quy tắc sử dụng bình nước nóng an toàn để bảo vệ bản thân. Đồ họa: Kim Nhung

Ngắt điện bình nóng lạnh khi tắm

Nhiều người có thói quen mở điện bình nóng lạnh khi tắm vì cho rằng bình nóng có rơ le tự ngắt điện nên vẫn sẽ đảm bảo an toàn.

Thực tế, rơ le chỉ có nhiệm vụ điều chỉnh nhiệt độ cho nước trong bình. Khi nhiệt độ nước thấp thì rơ le sẽ cấp điện để làm nóng lại và khi nhiệt độ nước đã đủ cao thì rơ le sẽ ngừng cấp điện. Do đó, rơ le không hề có tác dụng ngăn chặn dòng điện truyền vào nước khi tắm.

Bình nóng lạnh dùng quá lâu có thể gặp sự cố bị rò điện ra vỏ và đường ống, các loại bình đời cũ không có thiết bị chống giật ngắt điện tự động dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì thế, nên ngắt điện trước khi tắm để tránh nguy cơ bị điện giật.

Chú ý tới nguồn nước sử dụng

Hầu hết các gia đình Việt đều chỉ quan tâm tới việc lắp đặt bình đã an toàn hay chưa mà lại không hề để ý tới nguồn nước sử dụng. Thực tế, nguồn nước là yếu tố quyết định độ bền của thanh magie giúp chống axit ăn mòn thành bình.

Nếu gia đình sử dụng nước giếng khoan thì sau khoảng hai năm, nước sẽ bắt đầu bị cặn bẩn và sắt dễ làm mòn thanh magie, giảm độ an toàn của bình.

Thường xuyên bảo dưỡng bình nóng lạnh

Bất cứ đồ điện nào sau một thời gian dài sử dụng đều có những dấu hiệu hư hại, hỏng hóc, nếu không kịp thời phát hiện và sửa chữa rất có thể sẽ gây ra những sự cố đáng tiếc.

Vì vậy, các gia đình nên kiểm tra và bảo dưỡng bình ít nhất một năm một lần để có thể tăng độ bền và giúp bảo vệ an toàn cho mọi người.

Theo Kim Nhung/ Laodong.vn

https://laodong.vn/bat-dong-san/5-quy-tac-khong-the-bo-qua-khi-su-dung-binh-nuoc-nong-847313.ldo

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm