--> -->
Dòng sự kiện:

54 bị cáo hầu tòa trong vụ án "chuyến bay giải cứu"

11/07/2023 13:43

Chia sẻ
Hôm nay (11/7), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử đại án "chuyến bay giải cứu". Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và 53 bị cáo hầu tòa với các nhóm tội danh: "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Môi giới hối lộ", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Phút trải lòng của những “chiến binh sen vàng” thực hiện chuyến bay “giải cứu” công dân ở Guinea Xích đạo Tạm dừng chuyến bay giải cứu về Thành phố Hồ Chí Minh Vụ chuyến bay giải cứu: Truy tố 54 bị can, khung hình phạt cao nhất là tử hình

Theo ghi nhận của phóng viên, ngay từ sáng sớm, an ninh trật tự tại phiên toà xét xử sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" được thắt chặt nghiêm ngặt. Mọi người tham gia phiên toà đều phải xuất trình giấy tờ, đi qua cửa kiểm tra an ninh mới vào phòng xử án.

Khoảng hơn 7 giờ sáng, hàng chục xe đặc chủng đưa các bị cáo tới trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trên đường Chu Văn An, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Trên những lối dẫn vào vòng xét xử, lực lượng an ninh đã cho thiết lập các thiết bị phát hiện vũ khí và những vật không được phép mang vào phiên tòa.

54 bị cáo hầu tòa trong vụ án
Người tham gia phiên toà đều phải xuất trình giấy tờ, đi qua cửa kiểm tra an ninh mới vào phòng xử án.

Do số lượng luật sư bào chữa cho các bị cáo lên đến hơn 100 người, nên từ 7h, luật sư và những người liên quan đã lần lượt làm thủ tục an ninh, ổn định tại phòng xét xử. 54 bị cáo cũng được đưa đến tòa dưới các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.

Khoảng 8h40, những người tham gia phiên tòa đều có mặt trong phòng xét xử, thư ký tòa bắt đầu điểm danh.

Đúng 9h cùng ngày, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội do Thẩm phán Vũ Quang Huy làm chủ tọa, bắt đầu phiên xét xử vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Ngoại giao và nhiều tỉnh, thành phố liên quan đến các “chuyến bay giải cứu” đồng bào mắc kẹt ở nhiều quốc gia trong thời điểm diễn ra đại dịch Covid-19. Phiên tòa dự kiến diễn tra trong 30 ngày, có thể kéo dài hơn.

54 bị cáo hầu tòa trong vụ án
Bị cáo Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao bị dẫn giải tới Tòa.

Hiện, có 105 luật sư tham gia bào chữa cho 54 bị cáo tại phiên tòa. Trong số này có một số luật sư cùng lúc bào chữa cho 2 bị cáo. 2 bị cáo có nhiều người bào chữa nhất lên đến 6 luật sư là Vũ Hồng Quang, cựu cán bộ Cục Hàng không Việt Nam và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại, dịch vụ và du lịch Bầu trời xanh.

Bị đưa ra tòa xét xử, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng có 3 luật sư bào chữa; Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ có 2 luật sư bào chữa...

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tháng 1/2020, dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc và diễn biến phức tạp. Trước tình hình trên, tháng 3/2020, Chính phủ đã tổ chức 1 chuyến bay giải cứu đưa 30 công dân Việt Nam từ Vũ Hán (Trung Quốc) về nước. Đến tháng 4/2020, Chính phủ tổ chức một số chuyến bay giải cứu chỉ thu phí vé máy bay và cách ly tại cơ sở quân đội (chuyến bay giải cứu).

54 bị cáo hầu tòa trong vụ án
Các bị cáo tại Tòa.

Tháng 11/2020, do nhu cầu của công dân về nước rất lớn, trong khi việc cách ly và chi phí gặp khó khăn, Chính phủ đã tổ chức thí điểm 10 chuyến bay công dân tự nguyện trả phí toàn bộ (chuyến bay combo) và giao Tổ công tác của 4 Bộ, ngành (Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao) và sau đó bổ sung Bộ Công an cùng phối hợp tổ chức các chuyến bay.

Đối với quy trình cấp phép các chuyến bay combo nêu rõ: Doanh nghiệp có nhu cầu xin được chủ trương cách ly tại địa phương và gửi hồ sơ đến Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự); Cục Lãnh sự lấy ý kiến Tổ công tác của các Bộ, ngành và trình Chính phủ duyệt sau đó thông báo cho doanh nghiệp được tổ chức thực hiện chuyến bay.

Trong quá trình cấp phép các chuyến bay, phê duyệt cách ly tại địa phương và giải quyết vụ án, từ tháng 9/2020 - 12/2022, 25 cá nhân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao, nhận hối lộ gần 165 tỷ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. Ngoài ra, có 23 cá nhân là đại diện doanh nghiệp đưa hối lộ gần 227 tỷ đồng đồng; 4 cá nhân môi giới hối lộ hơn 74 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 24 tỷ đồng.

Cơ quan tố tụng cáo buộc bị cáo Phạm Trung Kiên - nguyên Thư ký của một Thứ trưởng Bộ Y tế được xác định nhận hối lộ số tiền lớn nhất trong vụ án. Cụ thể, từ tháng 9/2020 - 1/2022 đã nhận hối lộ 253 lần, tổng số hơn 42 tỷ đồng. Bị cáo Vũ Anh Tuấn - nguyên Phó Trưởng phòng Tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, từ tháng 6/2021 - 1/2022 đã nhận hối lộ 49 lần, tổng số hơn 27 tỷ đồng.

Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan - nguyên Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, từ tháng 12/2020 - 1/2022 đã nhận hối lộ 32 lần, tổng số 25 tỷ đồng. Bị cáo Tô Anh Dũng - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, từ tháng 12/2020 - 1/2022 đã nhận hối lộ 37 lần, tổng số hơn 21 tỷ đồng.

Lê Thắm

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm