--> -->
Dòng sự kiện:

Ai có thể tiêm liều vaccine COVID-19 tăng cường?

05/10/2021 07:54

Chia sẻ
Nhiều người trên thế giới đã được tiêm đầy đủ vaccine COVID-19 nhưng liệu tất cả mọi người đã chủng ngừa có cần liều thứ 3 để tăng cường khả năng bảo vệ của mình không?
Mỹ cân nhắc tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ nhỏ Pfizer công bố dữ liệu an toàn và hiệu quả của vaccine với trẻ 5-11 tuổi

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đã đưa ra khuyến nghị mới nhất liên quan đến liều tăng cường của vaccine Pfizer / BioNTech.

Được biết, FDA đã sửa đổi "giấy phép sử dụng khẩn cấp" (EUA) đối với vaccine Comirnaty của Pfizer. Theo EUA, một liều tăng cường có thể được tiêm ít nhất sáu tháng sau khi một người đã hoàn thành đủ 2 liều chính.

Ai nên tiêm liều vaccine COVID-19 tăng cường?

CDC đã đưa ra hướng dẫn về việc sử dụng liều vaccine tăng cường dựa trên các khuyến nghị của Ủy ban Tư vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP) - cơ quan tư vấn chuyên cân nhắc bằng chứng về nhiều yếu tố, bao gồm cả tính an toàn và hiệu quả của vaccine được tiêm cho những người ở các độ tuổi cụ thể.

Ai có thể tiêm liều vaccine COVID-19 tăng cường?

Theo khuyến nghị của CDC hiện nay:

- Những người từ 65 tuổi trở lên và người dân ở các cơ sở chăm sóc dài hạn, hoặc những người từ 50 – 64 tuổi mắc các bệnh lý nền khiến họ có nhiều khả năng nhiễm virus SARS-CoV-2 nặng, “nên” tiêm mũi tăng tường vaccine Pfizer-BioNTech ngừa COVID-19.

- Những người từ 18 – 49 tuổi có các bệnh lý nền “có thể” được tiêm mũi tăng cường vaccine Pfizer-BioNTech ngừa COVID-19, dựa trên lợi ích và rủi ro của từng cá nhân.

- Những người từ 18 – 64 tuổi có nguy cơ phơi nhiễm và lây truyền COVID-19 cao do môi trường nghề nghiệp hoặc cơ quan, chẳng hạn như những người thuộc nhóm tuyến đầu chống dịch, “có thể” được tiêm mũi tăng cường vaccine Pfizer-BioNTech ngừa COVID-19, dựa trên lợi ích và rủi ro của từng cá nhân.

Lưu ý, liều tăng cường chỉ được tiêm cách liều thứ 2 ít nhất 6 tháng sau khi hoàn thành 2 mũi tiêm chính vaccine Pfizer-BioNTech.

Tại sao lại có sự phân biệt giữa "nên" và "có thể"?

Tiến sĩ Leana Wen., bác sĩ cấp cứu và giáo sư về chính sách và quản lý y tế tại Trường Y tế Công cộng Milken thuộc Đại học George Washington, cho biết: “Nhóm có nguy cơ trở nặng sau khi mắc COVID-19 cao nhất là những người từ 65 tuổi trở lên, hoặc những người từ 50 tuổi trở lên với các bệnh lý nền. Họ nên tiêm liều thứ ba và rõ ràng họ sẽ được lợi. Ban cố vấn nhận định việc tính toán lợi ích, rủi ro kém rõ ràng hơn một chút đối với những người thuộc nhóm “có thể” tiêm. Đó là lý do tại sao họ có thể chủng ngừa và có thể chọn tiêm, nhưng vẫn chưa được khuyến cáo rằng họ nên làm. Chúng ta đang ở một thời điểm của đại dịch khi mọi người đang đưa ra những quyết định rất khác nhau về rủi ro của chính mình. Tôi nghĩ là hợp lý khi để mọi người tự quyết định mức độ rủi ro của mình và liệu họ có muốn tiêm mũi tăng cường vào thời điểm này hay không”.

Còn những người đã tiêm vaccine Moderna hoặc Johnson & Johnson thì sao?

Tại thời điểm này, việc cấp phép sử dụng liều tăng cường Pfizer-BioNTech chỉ áp dụng cho những người đã tiêm đầy đủ 2 liều vaccine Pfizer-BioNTech. Ngoài ra, những người duy nhất được chủng ngừa vaccine Moderna có thể tiêm liều thứ ba là những người bị suy giảm miễn dịch.

Moderna và J&J đều đang đệ trình hồ sơ lên FDA để được cấp phép sử dụng liều tăng cường của họ. Hiện vẫn chưa được khuyến khích để “tiêm kết hợp" các loại vaccine, nên nếu bạn đã tiêm vaccine Moderna, bạn nên chờ đợi liều tăng cường của Moderna./.

Theo Lương Trâm/vov.vn

https://vov.vn/suc-khoe/ai-co-the-tiem-lieu-vaccine-covid-19-tang-cuong-895526.vov

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.

Thêm cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn

Điều trị vô sinh hiếm muộn là một hành trình dài và tốn kém chi phí, nhiều cặp vợ chồng không chỉ đối mặt với những áp lực tinh thần, mà còn mang trên vai gánh nặng tài chính khi các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay vẫn chưa nằm trong danh mục chi trả của bảo hiểm y tế.

Học sinh tiểu học Việt Nam nằm trong tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa nhận kết quả bước đầu tham gia Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024. Theo đó, học sinh tiểu học Việt Nam tiếp tục nằm trong tốp đầu ở cả 3 lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết. Kết quả chi tiết về điểm số và xếp hạng sẽ được công bố vào cuối năm 2025.

Cần có quy định về ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị bổ sung, thiết kế điều riêng quy định về ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch, đặc biệt là ứng dụng các công nghệ thông tin, big data, trí tuệ nhân tạo; có các quy định mang tính nguyên tắc để tạo kết nối liên thông về cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực quy hoạch.
Xem thêm