--> -->
Dòng sự kiện:

Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, làm việc tại doanh nghiệp

10/05/2025 20:43

Chia sẻ
Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kiến nghị, cần rà soát mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp.
Kết thúc hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện Tạo thuận lợi trong phát triển, quản lý hóa chất Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Các đại biểu đều tán thành với sự cần thiết, cơ sở chính trị và cơ sở thực tiễn xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; trình Quốc hội xem xét, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn. Nội dung dự án Luật bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, làm việc tại doanh nghiệp
Đại biểu Dương Khắc Mai phát biểu thảo luận.

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) cho biết, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 33 (Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp) như sau: “Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Cơ quan quản lý Nhà nước về đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp được lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để phục vụ công tác về phòng, chống rửa tiền”.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị thay thế cụm từ “để phục vụ công tác về phòng, chống rửa tiền” bằng cụm từ “khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật”. “Vì ngoài việc cơ quan có thẩm quyền đề nghị được cung cấp thông tin doanh nghiệp để phòng, chống rửa tiền thì còn nhiều trường hợp khác buộc phải có thông tin, ví dụ: có dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có hành vi lừa đảo, hối lộ, tài trợ khủng bố…”, đại biểu Dương Khắc Mai lý giải.

Liên quan tới quy định về sửa đổi, bổ sung về đối tượng được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp bao gồm viên chức, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp bổ sung điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 17.

Cụ thể: Nhằm thể chế hoá Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, luật mới đã “cho phép” viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập “được tham gia quản lý, điều hành nghiệp do cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra” và “được quyền góp vốn vào doanh nghiệp do cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra” nhằm động viên, khuyến khích viên chức tại các cơ sở này nghiên cứu và đưa kết quả vào ứng dụng thực tế.

Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, làm việc tại doanh nghiệp
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung phát biểu thảo luận.

Tuy nhiên, theo đại biểu Dương Khắc Mai nếu chỉ cởi trói cho “viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập” thì cũng còn “bó hẹp” đối tượng. Vì thực tế còn nhiều Viện nghiên cứu công lập, cơ sở giáo dục công lập khác ngoài đại học mà ở đó viên chức cũng có thể nghiên cứu và đưa vào ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội.

Trong Nghị quyết 57 cũng quy định “Có cơ chế cho phép và khuyến khích các tổ chức nghiên cứu, nhà khoa học thành lập và tham gia điều hành doanh nghiệp dựa trên kết quả nghiên cứu” như vậy cũng không bó hẹp đối tượng. Do đó, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị “cởi trói” hơn nữa, mở rộng đối tượng “được phép” để “đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” nhằm đạt được mục tiêu mà Nghị quyết 57 đề ra.

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình) nhấn mạnh, trong thực tế, cơ sở giáo dục nghề nghiệp rất cần thành lập doanh nghiệp vì nghiên cứu sáng tạo khoa học công nghệ không phân biệt đối tượng. Do đó, không chỉ quy định mỗi cơ sở giáo đại học được thực hiện mà cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng phải được tham gia.

Đại biểu tỉnh Thái Bình đề nghị, dự thảo luật cần nghiên cứu tiếp thu và quy định điểm b, khoản 2, Điều 17 như sau: “Cán bộ công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ công chức, viên chức trừ viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được tham gia quản lý điều hành do cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra. Trường hợp viên chức là người lao động phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; Trường hợp viên chức quản lý là người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập phải được sự đồng ý của cấp trên quản lý trực tiếp”.

Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, làm việc tại doanh nghiệp
Đại biểu Lê Đào An Xuân phát biểu thảo luận.

Đại biểu Lê Đào An Xuân (Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên) đề nghị, đối với các quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi” và “cá nhân có quyền chi phối doanh nghiệp” (điểm d khoản 1 Điều 1 của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung khoản 37 của Điều 4 Luật Doanh nghiệp hiện hành), cần lượng hóa rõ các tiêu chí, chẳng hạn như quyền quyết định về tài chính, nhân sự chủ chốt hoặc chiến lược hoạt động. Những quy định này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường minh bạch sở hữu, phù hợp với yêu cầu phòng, chống rửa tiền và các thông lệ quốc tế.

Liên quan đến khái niệm “chấm dứt hoạt động” và “chấm dứt tồn tại”, đại biểu Lê Đào An Xuân cho rằng, hiện vẫn còn sự thiếu thống nhất trong cách hiểu và áp dụng. Với một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI, có thể ngừng hoạt động dự án đầu tư nhưng chưa mất tư cách pháp nhân. Vì vậy, để đảm bảo đồng bộ trong toàn bộ hệ thống pháp luật, cần sử dụng thống nhất khái niệm “chấm dứt tồn tại”.

Hoàng Phúc

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông trực tuyến phù hợp với thời gian làm việc của cán bộ, đoàn viên, người lao động và xu thế truyền thông hiện đại.

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.
Xem thêm