
Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy
10/05/2025 18:07
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, ngày 9/5/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi các ĐBQH Báo cáo số 1281/BC-UBTVQH15 về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
![]() |
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH) |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị ĐBQH, đoàn ĐBQH, các cơ quan liên quan và chỉnh lý dự thảo Luật. Sau khi chỉnh lý, dự thảo Luật gồm 5 Chương, 59 Điều (giảm 18 Điều, bổ sung 13 Điều so với dự thảo Chính phủ trình).
Trong phiên họp, đa số ĐBQH thống nhất với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; đồng thời tập trung đóng góp ý kiến vào các nội dung như: Bãi bỏ quy định công bố hợp quy; trách nhiệm khi công bố sai lệch hợp chuẩn, hợp quy; cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn đo lường, chất lượng; cơ chế khai thác, vận hành, chia sẻ dữ liệu bảo mật và phân cấp quản lý từ trung ương đến địa phương; đảm bảo nguồn lực, điều kiện cho hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật...
Đóng góp ý kiến quy định về công bố hợp quy tại Điều 48, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang) cho rằng, việc duy trì quy định công bố hợp quy khiến Việt Nam trở thành một trong số ít, nếu không muốn nói là quốc gia duy nhất, còn áp dụng quy định này trong khi Hiệp định TBT của WTO và pháp luật của các nước đối tác thương mại lớn không có quy định tương tự. Điều này không chỉ đi ngược lại chuẩn mực quốc tế mà còn có nguy cơ bị các đối tác thương mại nhìn nhận là một hàng rào phi thuế quan không cần thiết, không có cơ sở khoa học, gây khó khăn cho Việt Nam trong các cuộc đàm phán mở cửa thị trường.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH) |
Thực tế cho thấy, để thực hiện công bố hợp quy, doanh nghiệp phải tốn kém chi phí không nhỏ cho việc kiểm nghiệm mẫu, chưa kể thời gian chờ đợi để được đăng ký hoặc tiếp nhận bản công bố. Những gánh nặng này trực tiếp gây lãng phí thời gian và tiền bạc, làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi thế cạnh tranh của hàng hóa “Made in Vietnam” và làm lỡ mất nhiều cơ hội kinh doanh quý báu của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé khẳng định, việc bãi bỏ quy định công bố hợp quy không chỉ giúp chúng ta hài hòa với thông lệ quốc tế, mà quan trọng hơn, sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thực chất cho doanh nghiệp phát triển, giảm chi phí tuân thủ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, cũng như chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, coi xuất nhập khẩu là động lực quan trọng cho phát triển đất nước.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH) |
Liên quan đến nội dung trên, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) đồng tình với việc bổ sung nguyên tắc mỗi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình hoặc môi trường chỉ được điều chỉnh bởi một quy chuẩn kỹ thuật thống nhất trên phạm vi toàn quốc, trừ trường hợp được phân cấp, phân quyền theo quy định của pháp luật trong dự thảo Luật (điểm a khoản 3 Điều 26a).
Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, quy định về trường hợp không phải công bố hợp quy khi sản phẩm, hàng hóa đã đảm bảo yêu cầu, biện pháp quản lý tương ứng trong các luật chuyên ngành (Điều 69a). Quy định này sẽ khắc phục tình trạng phải thực hiện đồng thời 02 thủ tục, giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật cần rà soát quy định tại Điều 69a và bổ sung quy định về trường hợp loại trừ không phải công bố hợp quy tại Điều 48.
![]() |
Đại biểu Thạch Phước Bình phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH) |
Đóng góp ý kiến vào quy định trách nhiệm khi công bố sai lệch hợp chuẩn, hợp quy (Điều 41), đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh) cho rằng, dự thảo Luật đã nêu các yêu cầu chung đối với việc đánh giá sự phù hợp, nhưng chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý đối với hành vi công bố sai lệch hoặc gian dối trong công bố hợp chuẩn, hợp quy.
Theo đại biểu Thạch Phước Bình, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và tiêu chuẩn - quy chuẩn ngày càng đóng vai trò thiết yếu trong quản lý chất lượng sản phẩm. Việc thiếu chế tài đối với hành vi này là một kẽ hở nghiêm trọng, có thể dẫn đến hậu quả về an toàn, sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến niềm tin thị trường và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Vì vậy, đại biểu Thạch Phước Bình kiến nghị bổ sung vào Điều 41 hoặc một điều riêng trong Chương về đánh giá sự phù hợp quy định rõ: “Tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý công bố sai lệch về kết quả đánh giá hợp chuẩn, hợp quy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại nếu gây hậu quả”. Giao Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành hướng dẫn về mức độ xử lý vi phạm theo từng hành vi từ thu hồi giấy công bố, phạt hành chính, đến truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng. Quy định rõ cơ chế thanh tra, hậu kiểm định kỳ hoặc đột xuất đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp, đặc biệt là các tổ chức ngoài nhà nước.
![]() |
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp. |
Trước những ý kiến, đề xuất của các ĐBQH, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng khẳng định, quy chuẩn hợp quy là một công cụ để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Nếu chúng ta không có tiêu chuẩn để quản lý, giám sát thì sẽ ảnh hưởng ngay đến an toàn sức khỏe của người dân, cộng đồng và môi trường.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, vấn đề ở đây là chúng ta phải quản lý sản phẩm, hàng hóa đến đâu và quản lý bằng cách nào để vẫn đảm bảo được công tác quản lý Nhà nước đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường mà không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, không ảnh hưởng đến môi trường, không ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội nhưng vẫn phải đảm bảo sự minh bạch và thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp. Việc quản lý cũng phải giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, cho hàng hóa Việt Nam.

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Canoeing châu Á 2025

LĐLĐ huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân

Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Đại biểu đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng

Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Những dấu mốc, con số đáng nhớ của Ngày Chiến thắng tại Liên bang Nga

Không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU

Phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh

Bỏ “biên chế suốt đời” để nâng cao chất lượng nhân sự khu vực công

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Bỏ thi nâng ngạch, chế độ tập sự, cán bộ công chức sẽ rất vui
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
