--> -->
Dòng sự kiện:

Tạo thuận lợi trong phát triển, quản lý hóa chất

08/05/2025 14:16

Chia sẻ
Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 8/5, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy đã báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi). Một trong những nội dung quan trọng trong dự thảo Luật là vấn đề tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong phát triển, quản lý hoá chất.
Đề xuất tăng số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao Tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh Kết thúc hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện

Theo ông Lê Quang Huy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trên cơ sở quán triệt tinh thần chỉ đạo về đổi mới công tác xây dựng pháp luật và quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Tạo thuận lợi cho phát triển, quản lý hóa chất
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi). (Ảnh: QH)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội trong quá trình hoàn thiện văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật cũng như nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện.

Đến nay, về cơ bản, dự thảo Luật đã bảo đảm đúng mục tiêu sửa đổi Luật, không có nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau giữa Cơ quan chủ trì soạn thảo, Cơ quan chủ trì thẩm tra và các cơ quan liên quan. Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện gồm 8 Chương, 52 Điều, giảm 37 Điều so với dự thảo Luật do Chính phủ trình Quốc hội.

Nhiều ý kiến của các đại biểu đã đề nghị nghiên cứu, rà soát, thể chế hóa một số chủ trương của Đảng liên quan đến các lộ trình cấm sử dụng hoá chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng công bằng; Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phân cấp phân quyền trong quản lý hóa chất.

Liên quan đến nội dung trên, báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật đã có một số quy định nhằm thể chế hóa nội dung “Xây dựng và triển khai lộ trình cấm sử dụng các loại hóa chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước” tại Kết luận số 36-KL/TW như: Quy định về quản lý hoạt động hóa chất; quy định khoảng cách an toàn từ khu vực sản xuất, tồn trữ hóa chất tới khu vực khai thác nguồn nước sinh hoạt (Điều 37). Các quy định nêu trên nhằm hạn chế tối đa tác động xấu của hóa chất tới nguồn nước.

Dự thảo Luật cũng đã có các quy định thể chế hóa nội dung “đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng công bằng” như: Áp dụng nguyên tắc hóa học xanh trong thiết kế và lựa chọn công nghệ, thiết bị (điểm d khoản 2 Điều 7).

Về vấn đề tăng cường chuyển đổi số, dự thảo Luật đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý, thể hiện trong Điều 17, Điều 19, Điều 31, Điều 34, nhằm hình thành cơ sở dữ liệu lớn về hóa chất phục vụ công tác quản lý nhà nước.

Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật, cơ quan chủ trì soạn thảo cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn, các đối tượng chịu sự tác động để nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật. Qua đó, các điểm nghẽn trong phát triển công nghiệp hóa chất, quản lý hóa chất đã được Cơ quan chủ trì soạn thảo tổng hợp và đề xuất giải pháp tháo gỡ tại dự thảo Luật như quản lý hóa chất trong toàn bộ vòng đời, quản lý hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm, hàng hóa.

Theo báo cáo đánh giá thủ tục hành chính của cơ quan chủ trì soạn thảo, các thủ tục hành chính được nghiên cứu, xây dựng theo hướng tăng cường phân cấp, đơn giản hóa quy trình, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (hệ thống Một cửa quốc gia, hệ thống dịch vụ công trực tuyến…), thẩm quyền thực hiện các thủ tục hành chính sẽ được quy định chi tiết tại Nghị định dưới luật trên cơ sở tuân thủ triệt để nguyên tắc tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý hóa chất. Việc này sẽ giảm tối đa thời gian, chi phí của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.

Tạo thuận lợi cho phát triển, quản lý hóa chất
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Liên quan đến lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm quy định trong Điều 8 của dự thảo, có ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét, rà soát lại, nghiên cứu bỏ quy định ưu đãi đối với “hóa dược là nguyên liệu” để tránh chồng chéo với chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong phát triển công nghiệp dược theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Liên quan đến nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, theo nội dung Tờ trình số 371/TTr-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ, lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm bao gồm sản xuất sản phẩm hóa dược và được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt theo quy định của Luật Đầu tư. Để tránh chồng chéo với chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong phát triển công nghiệp dược theo quy định tại Luật Dược, dự thảo Luật đã được rà soát, chỉnh lý khái niệm “sản phẩm hóa dược” cho phù hợp.

Một số ý kiến của đại biểu đề nghị nghiên cứu, đánh giá lại căn cứ, tính khả thi của quy định về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất để bảo đảm thực hiện thuận lợi, hiệu quả trong thực tiễn, bảo đảm thống nhất với Luật Phòng thủ dân sự, Luật Bảo vệ môi trường, Luật An toàn vệ sinh lao động...; rà soát Luật Bảo vệ môi trường để tích hợp kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất và ứng phó sự cố môi trường.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, dự thảo đã có nhiều điều khoản quy định, góp phần tăng cường năng lực ứng phó sự cố hóa chất của các lực lượng, hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố và giảm thiểu hậu quả của các sự cố hóa chất. Các quy định của dự thảo Luật đã được rà soát, bảo đảm tính thống nhất với các luật có liên quan.

Về phương án lồng ghép, tích hợp Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường, việc lồng ghép, tích hợp này sẽ khó khăn do có một số sự khác nhau giữa hai kế hoạch. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị điều khoản này tiếp tục giữ như dự thảo Luật đã đề ra.

Hoàng Phúc

Đoàn viên Công ty Nước sạch Hà Nội tập trung nâng cao công tác cấp nước ổn định, liên tục phục vụ người dân

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị Người lao động năm 2025. Hội nghị nhằm tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổ chức phong trào thi đua năm 2024; các biện pháp, giải pháp, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025.

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí không chỉ hợp lòng dân mà còn thể hiện rõ tinh thần nhân văn, trách nhiệm xã hội và chiến lược đầu tư dài hạn cho nguồn nhân lực quốc gia; là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng một nền giáo dục chất lượng, toàn diện, công bằng.

Quận Hoàn Kiếm nâng tầm điểm đến du lịch trung tâm Thủ đô

Hội nghị "Nâng cấp chất lượng dịch vụ và kết nối điểm đến du lịch của quận Hoàn Kiếm với các doanh nghiệp lữ hành" với những đóng góp thiết thực từ các chuyên gia và doanh nghiệp sẽ là cơ sở quan trọng để quận Hoàn Kiếm tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng điểm đến du lịch, khẳng định vị thế "viên ngọc" của du lịch Thủ đô trong tương lai.
Xem thêm