-->
Dòng sự kiện:

Liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh

07/05/2025 10:21

Chia sẻ
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) gồm 7 Chương, 52 Điều (giảm 35 Điều so với Luật hiện hành), trong đó đáng chú ý là sửa đổi, bổ sung quy định về liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã, khắc phục tình trạng phân tán, cục bộ trong quản lý công chức của hệ thống chính trị.
Cần chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm chất lượng hàng hóa Đại biểu Quốc hội nói về cơ chế “khoán 10” đối với nhà khoa học Cần bổ sung hành vi bị cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 7/5, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình. (Ảnh: QH)

Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) sau gần 15 năm thi hành đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp với giai đoạn mới.

Việc sửa Luật Cán bộ, công chức hiện hành, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ mục đích là để thực hiện chủ trương của Đảng về tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, gắn với yêu cầu tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Điều này sẽ góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tập trung quản lý phát triển để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Dự thảo Luật sửa đổi gồm 7 Chương, 52 Điều (giảm 35 Điều so với Luật hiện hành), trong đó đáng chú ý là sửa đổi, bổ sung quy định về liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã, khắc phục tình trạng phân tán, cục bộ trong quản lý công chức của hệ thống chính trị.

Ngoài ra, luật cũng quy định theo hướng siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời, trong đó cụ thể hóa yêu cầu tinh giản biên chế theo hướng thực chất; quy định về sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ.

Cụ thể, theo điều 31, dự thảo luật, việc xếp loại công chức gồm bốn mức là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.

Công chức xếp loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan quản lý công chức xem xét, bố trí vào vị trí việc làm có thứ bậc thấp hơn hoặc cho thôi việc do không đáp ứng yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Công chức có hai năm liên tiếp xếp loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan quản lý công chức cho thôi việc.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu rõ: “Đây là bước thực hiện chủ trương nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy Nhà nước, thúc đẩy đội ngũ công chức không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm”.

Liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra. (Ảnh: QH)

Thẩm tra tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, chủ trương liên thông cán bộ, công chức cấp xã đã được đề cập khi sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức năm 2019.

Thời gian qua, một số địa phương cũng đã thực hiện việc liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp huyện. Cụ thể là tại thành phố Hà Nội (theo quy định của Luật Thủ đô), tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng (theo các nghị quyết của Quốc hội).

Theo Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, Nghị quyết 60 của Hội nghị 11 Trung ương XIII, đã thống nhất chủ trương sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Do đó, cơ quan thẩm tra nhìn nhận việc liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh tại thời điểm hiện nay đã đủ độ chín và là yêu cầu cấp thiết để phục vụ những mục tiêu nêu trên.

Liên quan đến việc đánh giá công chức, ông Hoàng Thanh Tùng cho biết cơ quan thẩm tra tán thành với các quy định về đánh giá công chức theo hướng nhấn mạnh việc đánh giá theo kết quả, sản phẩm cụ thể theo từng vị trí việc làm để bảo đảm việc đánh giá công chức được thực chất hơn.

Kết quả đánh giá công chức làm cơ sở để thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức; đồng thời để sàng lọc, bố trí vào vị trí việc làm phù hợp, cho thôi việc đối với những công chức không đạt yêu cầu của vị trí việc làm đảm nhận.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho rằng, điều này sẽ góp phần khắc phục một trong những hạn chế phổ biến trong công tác đánh giá cán bộ, công chức thời gian qua, đó là tình trạng đánh giá còn hình thức, cảm tính, chưa thực chất.

Liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Trong quá trình thẩm tra, ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, có ý kiến cho rằng mục đích đánh giá công chức để sàng lọc, bố trí vào vị trí việc làm phù hợp, cho thôi việc đối với những công chức không đạt yêu cầu của vị trí việc làm đảm nhận là nội dung mới. Do đó, đề nghị Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện cần xây dựng tiêu chí rõ ràng, minh bạch, định lượng được, bảo đảm việc gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ, đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, cần nghiên cứu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, tiêu chí đánh giá tự động để theo dõi, lưu trữ, phân tích kết quả công tác của công chức một cách khách quan, hạn chế cảm tính, bảo đảm công bằng, minh bạch trong quá trình sàng lọc.

Cũng có ý kiến nhận thấy, nội dung đánh giá cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý là khác nhau. Để bảo đảm công bằng, tránh áp dụng máy móc, ý kiến này đề nghị nghiên cứu xây dựng cơ chế xử lý phù hợp khi không hoàn thành nhiệm vụ đối với 2 nhóm công chức nêu trên.

Ngoài ra, tại Kết luận 105/2024, Bộ Chính trị yêu cầu đưa việc kê khai, kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập vào tiêu chí đánh giá cán bộ, đảng viên và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu. Do đó, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu có quy định phù hợp để thể chế hóa nội dung nêu trên.

Hoàng Phúc

Thu hút lao động thất nghiệp tham gia học nghề

Một trong những quyền lợi của lao động thất nghiệp là được đào tạo, dạy nghề để sớm quay trở lại thị trường lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều lý do, không ít người lao động đã thờ ơ với quyền lợi này. Do đó, việc tăng cường các giải pháp để thu hút lao động thất nghiệp tham gia học nghề, chuyển đổi công việc, đảm bảo sinh kế lâu dài là điều các cơ quan chức năng đang thực hiện...

Las Palmas vs Rayo Vallecano: Một trận cầu, hai định mệnh

Cuộc đối đầu giữa Las Palmas và Rayo Vallecano diễn ra lúc 2h00 ngày 10/5 ở vòng 35 La Liga mang ý nghĩa sinh tử cho đội chủ nhà, trong khi đội khách cũng không thể chủ quan nếu muốn tiếp tục nuôi hy vọng giành vé dự cúp châu Âu. Cả hai đội đều đang trải qua giai đoạn cuối mùa đầy áp lực với phong độ không mấy thuyết phục, và kết quả trận đấu này có thể định hình nhiều số phận.

Nhận định Fiorentina vs Betis: Quyết chiến giữ thành, mơ gây địa chấn

Vào lúc 2h00 ngày 9/5, sân vận động Artemio Franchi sẽ trở thành tâm điểm của sự chú ý khi Fiorentina tiếp đón Real Betis trong trận bán kết lượt về UEFA Conference League 2024/25. Với hành trang là thất bại 1-2 ở trận lượt đi trên đất Tây Ban Nha, “Viola” đang đứng trước một thử thách không nhỏ để hiện thực hóa giấc mơ lần thứ ba liên tiếp góp mặt ở trận chung kết giải đấu này.

Giá xăng dầu hôm nay (8/5): Dầu thế giới vẫn trên đà giảm

Hôm nay (8/5), Giá dầu thế giới hôm nay tiếp tục giảm nhẹ sau khi phục hồi từ đợt bán tháo mạnh trước đó trong tuần khi các nhà đầu tư chuyển sự chú ý sang các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung vào cuối tuần này. Cụ thể, dầu Brent ở mốc 61,60 USD/thùng, giảm 0,84%, dầu WTI ở mốc 58,69 USD/thùng, giảm 0,63%. Giá xăng dầu trong nước được dự báo chiều nay có thể tiếp tục giảm từ 3,2 - 4,6%.
Xem thêm