--> -->
Dòng sự kiện:

Không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU

09/05/2025 13:17

Chia sẻ
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ để chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định điều hòa nhiệt độ có công suất trên 18.000 BTU đến 90.000 BTU thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU).
Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động Thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Cẩn trọng kẻo “siết” luôn thị trường

Sáng 9/5, Quốc hội đã nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và thảo luận tại hội trường về dự án Luật này.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, về đối tượng chịu thuế là điều hoà nhiệt độ, hiện nay nhu cầu sử dụng điều hòa đã trở nên phổ biến để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Do đó, tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ để chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định điều hòa nhiệt độ có công suất trên 18.000 BTU đến 90.000 BTU thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU).

Không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội trình bày Báo cáo. Ảnh: Quốc hội

Dự thảo Luật đề xuất bổ sung nước giải khát có đường theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe nhân dân, ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng thừa cân, béo phì, giảm rủi ro bệnh tật không lây nhiễm và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề xuất áp thuế đối với nước giải khát có đường là bước đi đầu tiên trong tiến trình thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế việc sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm có nhiều đường trong thực phẩm, đồ uống, góp phần định hướng sản xuất, tiêu dùng.

Đây là một trong các nguyên nhân chính gây thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật, đồng thời đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để có thể cân nhắc khả năng bổ sung các sản phẩm khác có chứa đường vào diện chịu thuế.

Ngoài ra, vì mặt hàng này mới được bổ sung vào đối tượng chịu thuế nên cần có lộ trình thực hiện để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh, từng bước chuyển đổi sang các sản phẩm có hàm lượng đường thấp. Do đó, thống nhất quy định lộ trình thực hiện: Từ năm 2027 áp dụng thuế suất 8%, từ năm 2028 áp dụng thuế suất 10%.

Không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU
Các đại biểu nghe trình bày Báo cáo. Ảnh: Quốc hội

Về thẩm quyền sửa đổi bổ sung đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, các quy định liên quan đến đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế là những nội dung quan trọng của Luật, liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ nộp thuế của công dân.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến đại biểu, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng: Trường hợp cần thiết phải sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế để phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và tổng hợp vào Báo cáo của Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Về đối tượng không chịu thuế là hàng hoá đã xuất khẩu ra nước ngoài bị phía nước ngoài trả lại phải nhập khẩu lại vào Việt Nam: Về nguyên tắc, hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vì vậy, khi nhập khẩu lại vào Việt Nam thì phải áp thuế tiêu thụ đặc biệt tương tự như các hàng hoá nhập khẩu khác.

Tuy nhiên, riêng đối với trường hợp hàng được bán qua doanh nghiệp thương mại để xuất khẩu thì bên bán (doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp nhập khẩu) đã phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, như vậy, nếu tiếp tục bị đánh thuế khi nhập khẩu do bị khách hàng trả lại thì số hàng hoá này sẽ bị đánh thuế 2 lần.

Vì vậy, để không đánh thuế 2 lần đối với cùng một sản phẩm, trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng quy định rõ “Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt bị phía nước ngoài trả lại khi nhập khẩu” thì thuộc đối tượng không chịu thuế.

Để có thể tác động mạnh đến giá bán của các mặt hàng có hại cho sức khoẻ, làm giảm tiêu dùng, khắc phục các hệ lụy nghiêm trọng của việc lạm dụng rượu, bia và tác hại của thuốc lá, dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 đã đưa ra 2 phương án tăng thuế và đề xuất áp dụng theo Phương án 2 (là phương án tăng thuế triệt để hơn) đối với rượu, bia, thuốc lá.

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, cùng với mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, Chính phủ đề nghị áp dụng theo phương án 1 với mức thuế thấp hơn so với phương án 2 và bắt đầu áp dụng từ năm 2027 đề phù hợp với bối cảnh và tình hình mới…

Phương Thảo

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm