--> -->
Dòng sự kiện:

Bánh dày Quán Gánh: Món quà quê thơm thảo

04/02/2018 07:33

Chia sẻ
Tết người ta nói nhiều đến bách chưng, nhưng ít khi đề cập đến loại bánh dày, dẫu loại bánh này cũng được tục truyền trong sự tích “Bánh chưng, bánh dày”. Vậy là xuân về, tôi quyết làm một cuốc đến thủ phủ bánh dày ở làng Thượng Đình, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội xem công đoạn làm bánh “tinh tế” đến mức nào.
mon qua que thom thao Bánh dày Quán Gánh tất bật những ngày cận Tết
mon qua que thom thao Làm giàu từ nghề truyền thống

Tìm đến bà Phạm Thị Minh Cậy (73 tuổi), một cao niên tâm huyết với nghề và cũng là người làm bánh Dày ngon nức tiếng xa gần. Rỉ rả chuyện nghề, chuyện tên làng, bà Cậy bảo, người làm bánh dày trên đất này “chẳng có bí quyết gì” ngoài sự tảo tần, thật thà và cái tâm của người làm nghề. Muốn nghe tiếng giã bánh thậm thình phải ghé làng lúc 2 giờ sáng, bởi chỉ có “cữ” ấy người làng mới kịp ra lò mẻ bánh sáng sớm.

mon qua que thom thao
Bà Phạm Thị Minh Cậy cho biết bánh dày gói lá dong xanh, đẹp và giữ hương vị hơn so với gói bằng lá chuối

Nghe kể, khi xưa việc giã bánh cần sức vóc trai tráng. Mỗi mẻ bánh kỳ cạch suốt đêm giã cũng chỉ gói gọn trong 2 – 3kg gạo. Giờ có máy móc hỗ trợ cho việc giã bánh, làm bánh dày đỡ tốn sức nhưng vẫn đòi hỏi lắm công phu và sự tinh tế, khéo léo. Nguyên liệu làm bánh ngặt nghèo ngay từ khâu chọn gạo đến thao tác gói. Chẳng là, bánh dày kén gạo, không phải bất kỳ loại gạo nếp nào cũng làm được bánh.

Xưa, để bánh được ngon, người làng Thượng Đình phải lựa và “xí” mua sẵn ở những thửa lúa nếp óng vàng, ít lép. Gạo phải được giã kỹ, trắng muốt, sau khi giã phải giần sạch cám, sảy hết muội trấu. Khi vốc vào tay, hạt gạo óng mát và thoang thoảng mùi thơm. Đặc biệt, gạo phải được chọn rất kỹ, hạt gạo phải đều nhau, không lẫn tẻ, không bạc bụng, không lẫn sạn….

Ngày nay, khâu chọn gạo làm bánh cũng đơn giản hơn nhưng nét cầu kỳ vẫn không mấy đổi khác. Chẳng hạn, muốn bánh thơm dẻo nhất thiết phải chọn gạo nếp thơm của vùng Hải Hậu (Nam Định), gạo đẹp, đều “mười hạt như mười” mới được tính là đạt chuẩn. Ngoài ra, đậu làm nhân bánh cũng phải lựa loại đậu xanh hạt tiêu vừa thơm vừa đậm đà. “Khoe” những chiếc bánh trắng muốt, ẩn sau lớp lá dong xanh thắm, bà Phạm thị Minh Cậy thật thà: “Gạo làm bánh được ngâm từ tối hôm trước.

Gạo đem vo, xóc kỹ, sau đó đồ thành xôi vừa độ dẻo, khi lên hơi phải tưới thêm lần nước, đến khi giã bánh mới dẻo. Xôi đồ chín, phải giã ngay lúc còn nóng có như vậy bánh mới mềm, mịn và dẻo. Khâu giã bánh phải liên tục, đều tay trong vòng nửa giờ. Tiếp đến là khâu ra vỏ bánh. Đây kể như khâu khó nhất, người ra vỏ phải thật khéo”. Theo lời bà Cậy, muốn làm bánh và giữ được cái tinh hoa của nghề thì phải thật khéo léo. Khéo trong cách tra nhân và nặn thành những chiếc bánh xinh xắn, tròn trịa như mặt trăng, mặt trời, để cái nào cái nấy vừa xinh như nhau.

mon qua que thom thao

Để bột khỏi dính vào tay và tăng độ thơm ngon cho bánh, người làm thường xoa lòng đỏ trứng gà vào tay khi nặn bánh. Có bí quyết riêng là vậy nhưng mỗi yến gạo người ra vỏ bánh nhanh cũng mất đứt nửa giờ đồng hồ. Một người ra vỏ bánh cho khoảng 4-5 người trộn đỗ làm nhân bánh. Bánh làm xong để khô rồi xoa thêm mỡ nước, nặn lại cho đẹp rồi đem gói. Bánh Dày gói lá dong xanh đẹp và giữ hương vị hơn so với gói bằng lá chuối.

Bánh dày là thứ bánh dân gian truyền thống cùng với bánh chưng có từ thời các vua Hùng, thường dùng vào dịp lễ tết và cưới xin. Bánh dày cũng là món quà người Hà Nội, ăn kẹp với giò lụa hoặc chả quế. Còn bánh dày Quán Gánh lại có phong vị khác biệt đến mức nhiều người ví von: Dù ai chồng rẫy, vợ chê/ Bánh dày Quán Gánh lại về với nhau/ Ăn trước thì bảo người sau/ Già ăn trẻ lại, gái mau đắt chồng!

Theo chị Nguyễn Thị Nhiễu – một trong những hộ còn duy trì nghề làm bánh dày. Hàng ngày, cứ 2 - 3 giờ sáng, cả nhà đã phải dậy chuẩn bị cho mẻ bánh mới. Trung bình mỗi ngày, gia đình chị làm hết khoảng 15kg gạo, nếu suôn sẻ thì lãi gần 200.000 đồng. Tuy nhiên, do bánh không dùng chất bảo quản nên thời hạn sử dụng chỉ được 24 giờ, nên ngày nào không bán hết thì mẻ bánh hôm đó coi như làm không công.

Người ta thường ví von, làm bánh dày là nghề “làm nóng, đóng nguội”. Làm nóng tức phải giã xôi khi còn nóng. Thuở xưa, giã bánh cần sức vóc trai tráng. Người ta dùng một cái cối to, xôi đồ chín, đổ vào và hai người đàn ông cầm những cái chày đại thay nhau giã. Giờ có máy móc hỗ trợ việc giã bánh, làm bánh dày đỡ tốn sức hơn. Nhưng sự cầu kỳ, đòi hỏi sự công phu và khéo léo thì vẫn không thay đổi.

Đồ xôi, giã xôi, song song với các việc nấu đỗ, sau đó mới đến nặn bánh và đóng gói. Đôi tay những người thợ cứ thoăn thoắt như thế liên tục từ 2 giờ đến lúc 5 giờ sáng thì những mẻ bánh đầu tiên mới được đưa ra thị trường…

Thời kinh tế thị trường, quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương”, sản phẩm cứ ngon và tốt ắt người ta tự tìm đến có vẻ đã không còn hợp thời. Thế nhưng với bánh dày Quán Gánh của người làng Thượng Ðình lại khác hẳn. Bánh dày Quán Gánh bao đời vẫn giữ được một dư vị đậm đà.

Đinh Luyện

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm