--> -->
Dòng sự kiện:

"Bao giờ cho đến tháng Mười" dự Liên hoan phim ASEAN

07/09/2017 09:31

Chia sẻ
Từ ngày 8 - 17/9/2017, tại Campuchia, Liên hoan phim ASEAN được Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia phối hợp cùng Đại sứ quán các nước thành viên ASEAN tổ chức. Đại diện điện ảnh Việt Nam dự liên hoan là "Bao giờ cho đến tháng Mười".
tin nhap 20170906230624 Liên hoan phim Đức lần 8 tại Việt Nam giới thiệu 9 bộ phim đặc sắc
tin nhap 20170906230624 Hàng chục ngôi sao lớn sẽ hội tụ tại Liên hoan phim Quốc tế Toronto
tin nhap 20170906230624 Đông Nhi đại diện Việt Nam tham dự Asia Song Festival 2017
tin nhap 20170906230624
Bộ phim "Bao giờ cho đến tháng Mười" của Nghệ sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh đã gây tiếng vang lớn tại Việt Nam và trên thế giới.

Qua chương trình giao lưu nghệ thuật này, Liên hoan phim ASEAN nhằm đề cao văn hóa của các quốc gia trong hiệp hội. Theo đó, mỗi quốc gia thành viên ASEAN sẽ lựa chọn một phim của nước mình để chiếu trên Truyền hình quốc gia Campuchia (TVK) và Truyền hình Quân đội Hoàng gia (TV5) của Campuchia lúc 22 giờ hằng ngày trong thời gian diễn ra Liên hoan phim nói trên.

Các phim sẽ được trình chiếu bao gồm: "Pee Mak" (Thái Lan), "Ada Apa" Dengan Rina (Brunei), "Lousiss Loves Bai Tong" (Lào), "By Concidence" (Myanmar), "Cái giá của tình yêu" (Campuchia)… và "Bao giờ cho đến tháng Mười" (Việt Nam).

Bộ phim truyện nhựa “Bao giờ cho đến tháng Mười” (kịch bản và đạo diễn: NSND Đặng Nhật Minh) ra đời vào năm 1984 và lập tức gây tiếng vang. Bộ phim này đã được nhận Giải Bông sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 - năm 1985; Giải đặc biệt tại Liên hoan phim Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 1989; Bằng khen của Ủy ban Bảo vệ Hòa bình tại Liên hoan phim quốc tế Moskva năm 1985; Giải thưởng đặc biệt của Ban giám khảo tại Liên hoan phim Quốc tế Hawaii năm 1985. Bộ phim này còn lọt vào danh sách “18 phim Châu Á hay nhất mọi thời đại” do kênh truyền hình CNN bầu chọn.

Lê Quang Vinh

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Xem thêm