--> -->
Dòng sự kiện:

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

12/05/2025 11:18

Chia sẻ
Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.
Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Tại Hội thảo Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025 với chủ đề “Thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế trong bối cảnh mới”, GS.TS Ngô Thắng Lợi chỉ rõ một điểm nghẽn đang kìm hãm sức bật của khu vực kinh tế tư nhân, đó là sự “lỏng lẻo” trong liên kết, thiếu những “hiệu ứng chảy tràn” giữa các doanh nghiệp tư nhân trong nước, giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, giữa các địa phương với nhau để tạo thành các chuỗi giá trị thống nhất.

Theo chuyên gia, các tập đoàn tư nhân lớn cần đóng vai trò “sếu đầu đàn” để dẫn dắt mạng lưới doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển đồng bộ, tương tự mô hình đã được chứng minh thành công tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, để vai trò này phát huy thực chất, phải có chính sách riêng, phù hợp với từng cấp độ doanh nghiệp.

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân
Ảnh minh họa: Đỗ Đạt

Một trong những vấn đề nổi cộm là sự thiếu công bằng trong phân phối nguồn lực và kết quả kinh doanh. Cụ thể, khu vực tư nhân chỉ chiếm khoảng 35,6% lợi nhuận, nhưng lại đóng góp tới 45% tổng thu thuế của Nhà nước. Trong khi đó, khu vực FDI chiếm tới 45% lợi nhuận, nhưng chỉ đóng góp 30% tổng thu thuế. Từ năm 2011 đến nay, thu thuế từ khu vực kinh tế tư nhân đã tăng gấp 4 lần, trong khi con số này ở khu vực FDI chỉ tăng 2 lần - dù doanh thu của khu vực tư nhân gấp đôi FDI.

Những con số này cho thấy rõ khu vực kinh tế tư nhân chưa được hưởng một chính sách thuế và phân phối thành quả tương xứng. Họ đang bị “vắt kiệt” thay vì được “chắp cánh”.

Từ thực trạng đó, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đề xuất xây dựng một mô hình phát triển bao trùm cho hệ thống doanh nghiệp, trong đó nhấn mạnh sự bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI ở ba khía cạnh: Cơ hội tiếp cận nguồn lực, khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phối kết quả đầu ra.

Mô hình phát triển bao trùm cũng được định vị rõ mục tiêu: Bảo đảm cơ hội ngang nhau cho các loại hình doanh nghiệp về tiếp cận vốn, đất, kỹ thuật và thị trường, đồng thời được phân phối thu nhập một cách công bằng theo năng lực và đóng góp.

Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành được xem là bước tiến quan trọng trong quá trình tháo gỡ những rào cản thể chế vốn đang kìm hãm sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Nghị quyết đã chỉ rõ và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm xóa bỏ tình trạng chồng chéo trong quy định pháp luật, cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà, và tạo lập sân chơi bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp.

Đặc biệt, Nghị quyết 68 cũng xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ phân tầng theo quy mô doanh nghiệp. Nhờ đó, các doanh nghiệp tư nhân - từ nhỏ đến lớn - từng bước được tiếp cận tốt hơn với nguồn lực, thị trường và cơ hội tăng trưởng, tạo tiền đề để khu vực này thực sự cất cánh, trở thành động lực chủ lực trong phát triển kinh tế đất nước.

Theo đó, các điều kiện để mô hình vận hành thành công bao gồm: Tăng trưởng thu nhập cao của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, có chính sách sử dụng công bằng nguồn lực, và hoàn thiện thể chế phát triển bao trùm.

Để hiện thực hóa điều này, một loạt chính sách hỗ trợ riêng cho từng nhóm doanh nghiệp đã được đề xuất. Với các doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn, Nhà nước cần có chiến lược hỗ trợ để hình thành và phát triển các tập đoàn tư nhân đủ mạnh, từ đó dẫn dắt chuỗi cung ứng và đổi mới trong toàn hệ thống. Với doanh nghiệp vừa, cần có chính sách khuyến khích mở rộng quy mô, đầu tư công nghệ và nâng cao năng suất.

Với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cần hỗ trợ kỹ thuật, thủ tục pháp lý, đồng thời giảm thiểu các rào cản gia nhập thị trường. Riêng với hộ kinh doanh - nhóm chiếm tỷ lệ rất lớn trong nền kinh tế phi chính thức, cần có lộ trình chuyển đổi phù hợp, đi kèm hỗ trợ kỹ năng và tiếp cận tài chính.

Đáng chú ý, nhóm chuyên gia cũng khuyến nghị phải trả lại các hiệp hội doanh nghiệp về đúng vai trò và cộng đồng doanh nghiệp tương ứng. Các hiệp hội này cần được tổ chức và điều hành bởi chính các doanh nhân tâm huyết và có năng lực, thay vì mang nặng tính hành chính hoặc “danh nghĩa cho có”. Cần đưa hoạt động hiệp hội về đúng quỹ đạo thị trường, để chúng thực sự là lực đẩy hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển.

Đồng thời, việc chuyển nhanh các hiệp hội doanh nghiệp mang tính địa phương sang tầm cỡ vùng cũng là yêu cầu cấp thiết. Các ranh giới hành chính không nên là rào cản của mối quan hệ kinh tế. Từng hiệp hội cần được xác lập dựa trên sự thống nhất nội tại về ngành nghề, không gian kinh tế, khả năng liên kết thay vì đơn thuần dựa trên đơn vị hành chính.

Tựu trung, nếu không có một chính sách mang tính thiết kế tổng thể, phân tầng đúng mức, đảm bảo công bằng trong tiếp cận, hoạt động và phân phối kết quả, khu vực kinh tế tư nhân sẽ vẫn chỉ là lực lượng được kỳ vọng mà không thể bứt phá. Và sẽ là một nghịch lý nếu cứ hô hào “tư nhân là động lực tăng trưởng” mà lại để động lực ấy loay hoay trong một hệ thống không đủ bao trùm để cất cánh.

Bảo Thoa

Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát

Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an phát động, đến nay, gần 27 tỷ đồng đã được cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô ủng hộ và nộp về Bộ Công an để thực hiện các hoạt động thiện nguyện, ưu tiên hỗ trợ những địa phương còn nhiều hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn trên khắp cả nước.

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa có quyết định số 731/QĐ-TTPVHCC về việc phê duyệt phương án tái cấu trúc quy trình giải quyết nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để ưu tiên cung cấp bằng hình thức trực tuyến trên địa bàn Thành phố.

Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, làng nghề Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được biết đến bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc. Cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên, đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, dịch vụ… du lịch làng nghề gốm Bát Tràng đang rất hút khách.

Vụ án Tập đoàn Thuận An: Đề nghị truy tố cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà

Cơ quan điều tra Bộ Công an vừa ra kết luận và đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố 30 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An) và các đơn vị liên quan... Trong đó, bị can Phạm Thái Hà (cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội) bị đề nghị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Xem thêm