--> -->
Dòng sự kiện:

Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

09/05/2025 12:48

Chia sẻ
Trước những biến động từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, khu vực kinh tế tư nhân cần phát huy mạnh mẽ vai trò động lực tăng trưởng, không chỉ để thích ứng mà còn tạo bước bứt phá trong tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng tự chủ, bền vững và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường lớn.
“Giải phóng” kinh tế tư nhân Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Thách thức từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ

Chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đưa ra, với mức thuế suất lên tới 46%, mặc dù Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán nhưng cũng tạo ra thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, với 70% hàng hóa là các mặt hàng chế biến chế tạo chủ lực như điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ… tác động tiêu cực có thể lan rộng đến các ngành phụ trợ, các chuỗi cung ứng trong nước và môi trường đầu tư.

Đây là thời điểm để Việt Nam nhìn nhận lại mô hình tăng trưởng, đặt lại câu hỏi về mức độ phụ thuộc vào thị trường lớn, và đặc biệt là phải nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân - không chỉ là trụ đỡ kinh tế trong nước, mà còn là hạt nhân đổi mới, linh hoạt và dễ thích ứng nhất trong bối cảnh toàn cầu biến động.

Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ
Ảnh minh họa: Mai Liễu

Chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ còn đặt ra thách thức gián tiếp khi đẩy hàng hóa từ các nước không vào được Mỹ, nhất là Trung Quốc, chảy mạnh vào thị trường Việt Nam. Điều này sẽ tạo áp lực cạnh tranh nội địa, ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trước tình hình đó, tại tọa đàm “Chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ: Tác động và điều chỉnh chiến lược cho Việt Nam”, các chuyên gia đã đề xuất một số giải pháp: Cần rà soát lại cơ cấu thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá lớn vào một đối tác. Đẩy nhanh đàm phán và tận dụng ưu đãi từ các FTA thế hệ mới, mở rộng thị trường sang châu Âu, Đông Nam Á, Nam Á.

Tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất, nhất là trong các ngành hàng vốn dựa nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Phát triển công nghiệp phụ trợ và các trung tâm logistics chiến lược để giảm chi phí chuỗi cung ứng.

Nhưng trên tất cả, một thực tế đang nổi bật lên: khu vực kinh tế tư nhân chính là lực lượng có khả năng chuyển hướng nhanh, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường và tạo ra đà phục hồi mạnh mẽ nhất trong bối cảnh hiện nay. Khi kênh xuất khẩu sang Mỹ gặp khó, thay vì chỉ trông chờ vào biện pháp ứng phó ngắn hạn, đã đến lúc Việt Nam cần củng cố năng lực nội sinh - mà trọng tâm là doanh nghiệp tư nhân.

Kinh tế tư nhân - trụ cột trong giai đoạn mới

Dù đối mặt với nhiều thách thức, đây cũng là cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tự chủ, phát triển bền vững và gia tăng khả năng chống chịu trước các bất ổn toàn cầu. Việc giảm phụ thuộc vào xuất khẩu thâm dụng lao động, nâng cao giá trị gia tăng và chuẩn bị sẵn sàng cho những biến động tiếp theo trong chuỗi cung ứng toàn cầu là điều cần thiết.

Đặc biệt, cần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình nội địa hóa sản phẩm trong khu vực FDI, tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đẩy nhanh chuyển đổi số và phát triển kinh tế số. Đồng thời, cần đầu tư có trọng tâm vào các ngành công nghiệp chiến lược, từ đó tạo ra sức bật mới cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới.

Tại Tọa đàm “Chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ: Tác động và điều chỉnh chiến lược cho Việt Nam”, PGS. TS. Tạ Văn Lợi, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), đưa ra kiến nghị: Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân - trụ cột ngày càng đóng vai trò quyết định trong việc tạo việc làm, đóng góp ngân sách và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Để làm được điều này, chính phủ cần tiếp tục cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và có tính cạnh tranh cao để khu vực tư nhân thực sự trở thành động lực phát triển chính của nền kinh tế.

Trong suốt gần 40 năm đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp lớn vào GDP, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới sáng tạo và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, chưa bao giờ vai trò của khu vực này được khẳng định mạnh mẽ như trong Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị, khi lần đầu tiên "kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".

Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2030, khu vực tư nhân đóng góp tới 58% GDP, chiếm 40% thu ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho 85% lực lượng lao động. Việc có ít nhất 20 doanh nghiệp tư nhân lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, cùng khát vọng xây dựng 3 triệu doanh nghiệp vào năm 2045, là minh chứng rõ ràng cho chiến lược lấy kinh tế tư nhân làm nền tảng hội nhập sâu và bền vững.

Sự khác biệt lớn nhất của khu vực kinh tế tư nhân chính là tính năng động, khả năng thích ứng thị trường nhanh, không bị trói buộc bởi cơ chế hành chính rườm rà. Đây là yếu tố quyết định để chuyển nguy thành cơ trong bối cảnh mới.

Trước cơn bão thuế đối ứng của Hoa Kỳ, kinh tế tư nhân có thể đóng vai trò “bộ giảm chấn” hiệu quả nếu được tiếp thêm năng lượng chính sách: tiếp cận tín dụng ưu đãi, cải cách môi trường kinh doanh, hỗ trợ đổi mới công nghệ và xây dựng thương hiệu quốc tế. Một cộng đồng doanh nghiệp tư nhân mạnh chính là nền móng để Việt Nam vươn lên thành quốc gia có nền kinh tế độc lập, tự chủ và có khả năng ứng phó linh hoạt với mọi biến động toàn cầu.

Nếu được trao đúng cơ hội và khơi dậy đầy đủ tiềm năng, kinh tế tư nhân không chỉ là một lựa chọn, mà chính là lời giải dài hạn cho chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nhiều bất định.

Bảo Thoa

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm