--> -->
Dòng sự kiện:

Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế ký Quy chế chia sẻ dữ liệu và phối hợp công tác

09/07/2021 14:58

Chia sẻ
Sáng 9/7, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế chia sẻ dữ liệu và phối hợp công tác giữa hai ngành, nhằm phục vụ cho công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lý thuế.
Bảo hiểm xã hội phải thực sự trở thành trụ cột Thống nhất với đề xuất miễn đóng bảo hiểm y tế cho người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19 Gần 470.000 người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Trước đó, vào ngày 31/12/2014, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế đã ký Quy chế phối hợp công tác số 5423/QCPH-BHXH-TCT (Quy chế số 5423) để thực hiện trao đổi thông tin về: Tổ chức, cá nhân trả thu nhập; công tác phối hợp và kết quả thanh tra, kiểm tra giữa hai cơ quan.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế ký Quy chế chia sẻ dữ liệu và phối hợp công tác
Đại diện lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế ký kết Quy chế chia sẻ dữ liệu và phối hợp công tác giữa hai ngành.

Sau hơn 5 năm thực hiện Quy chế số 5423, số lượng tổ chức trả thu nhập cơ quan Thuế cung cấp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội khoảng 550 ngàn đơn vị/năm, với số lao động dao động trong khoảng 18-20 triệu người/năm.

Từ dữ liệu do cơ quan Thuế cung cấp, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã rà soát, xác định số doanh nghiệp chưa tham gia hoặc tham gia chưa đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; qua đó đã khai thác, phát triển được thêm nhiều người tham gia.

Cụ thể, số đơn vị đăng ký tham gia là trên 115.000 đơn vị; số lao động đăng ký tham gia là trên 2,6 triệu người; số tiền truy thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là trên 214 tỷ đồng; số tiền nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đơn vị sử dụng lao động đã nộp là trên 3.600 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Quy chế số 5423 còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc do có sự khác biệt về quản lý như: Căn cứ tính bảo hiểm xã hội và tính thuế thu nhập cá nhân; thời gian khai bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân của đơn vị sử dụng lao động; thời gian nộp hồ sơ, quy trình nghiệp vụ của hai bên…

Nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc nêu trên, hướng tới sự phối hợp hiệu quả hơn nữa giữa hai ngành, Quy chế chia sẻ dữ liệu và phối hợp công tác giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế được ký kết ngày hôm nay sẽ thay thế Quy chế số 5423. Quy chế mới đã được hoàn thiện hơn về nội dung, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 28/NQ-TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Quản lý thuế, nhằm hướng tới mục tiêu để người lao động tại mỗi đơn vị, doanh nghiệp đều được tham gia đầy đủ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Quy chế bao gồm 3 chương, 12 điều quy định nguyên tắc, nội dung phối hợp, chia sẻ dữ liệu và trách nhiệm tổ chức thực hiện…. giữa hai ngành, trong đó, quy định rõ về dữ liệu chia sẻ giữa hai cơ quan.

Theo đó, dữ liệu do cơ quan Thuế chia sẻ bao gồm: Thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế; thông tin cá nhân trong tổ chức trả thu nhập; thông tin ghi nhận việc trích và khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại tổ chức trả thu nhập qua thanh tra, kiểm tra.

Dữ liệu do cơ quan Bảo hiểm xã hội chia sẻ bao gồm: Thông tin tổ chức trả thu nhập tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thông tin cá nhân trong tổ chức trả thu nhập đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thông tin đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của tổ chức trả thu nhập qua thanh tra, kiểm tra.

Đặc biệt, so với Quy chế số 5423, Quy chế lần này đã bổ sung một số điểm mới tích cực như: Bổ sung thêm căn cứ pháp lý theo quy định của pháp luật; đặt ra quy định phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra; quy định phương thức chia sẻ dữ liệu; quy định về đối soát, hiệu chỉnh và xử lý sự cố hệ thống công nghệ thông tin.

Để triển khai hiệu quả Quy chế, phát biểu tại buổi lễ, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, thời gian tới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế sẽ quyết liệt chỉ đạo cơ quan Bảo hiểm xã hội và Cục Thuế các địa phương xây dựng chương trình phối hợp, đảm bảo tổ chức triển khai hiệu quả các nội dung của Quy chế; tiếp tục xây dựng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo việc chia sẻ dữ liệu được thông suốt, khắc phục kịp thời các sự cố xảy ra; thực hiện phân công trách nhiệm cụ thể đối với cá nhân, các đơn vị nghiệp vụ và từng viên chức trong việc thực hiện Quy chế, coi đây là nội dung, chỉ tiêu thi đua của mỗi ngành.

B.D

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm