--> -->
Dòng sự kiện:

Bảo vệ môi trường: Nhiệm vụ nặng nề của COP27 tại Ai Cập

18/06/2022 09:12

Chia sẻ
Tổn thất do biến đổi khí hậu gây ra đang ngày một gia tăng và sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu các biện pháp hạn chế phát thải từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch không được thúc đẩy mạnh mẽ.
Sôi nổi ngày hội “Chung tay hành động vì Hà Nội xanh” Tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Thủ đô là cần thiết

Việc các nhà đàm phán tham dự hội nghị khí hậu giữa năm của Liên hợp quốc, diễn ra tại thành phố Bonn của Đức từ ngày 6-16/6, không thu được tiến bộ thực chất nhằm khống chế sự ấm lên của Trái Đất, khiến nhiều vấn đề chưa được giải quyết trong bối cảnh chỉ còn 5 tháng nữa Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP27) dự kiến sẽ diễn ra tại thành phố Sharm el-Sheikh của Ai Cập.

Tại phiên bế mạc ngày 16/6, các nước đang phát triển đã bày tỏ thất vọng khi hội nghị khí hậu giữa năm của Liên hợp quốc chỉ đạt được tiến bộ ít ỏi về các vấn đề chính, đặc biệt là việc thiết lập cơ sở tài chính để đối phó với những tổn thất ngày một gia tăng do thời tiết cực đoan và nước biển dâng.

Bảo vệ môi trường: Nhiệm vụ nặng nề của COP27 tại Ai Cập
Các nhà bảo vệ môi trường lắp ráp các loại rác thải nhựa làm viện bảo tàng tại Gresik ở phía Đông đảo Java của Indonesia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trưởng đoàn đàm phán của Liên minh các quốc đảo nhỏ (AOSIS) cho biết 39 thành viên của liên minh này đã không nhận được đảm bảo nào về việc cung cấp tài chính nhanh và lớn đối với vấn đề khí hậu.

Đại sứ Antigua và Barbuda tại Liên hợp quốc Conrod Hunte khẳng định tình trạng khẩn cấp về khí hậu đang nhanh chóng trở thành một thảm họa. Tuy nhiên, tiến trình ngăn chặn thảm họa này vẫn "lạc bước."

Ông Alex Scott thuộc tổ chức tư vấn chính sách khí hậu E3G khẳng định việc hội nghị khí hậu giữa năm của Liên hợp quốc tại Bonn không đạt được bước tiến lớn nào hướng tới việc cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính hoặc hướng tới mục tiêu toàn cầu nhằm thúc đẩy thích ứng, để lại cho các nhà ngoại giao một "núi công việc" trước COP27, dự kiến diễn ra tại Ai Cập vào tháng 11 tới.

Trên thực tế, các cuộc đàm phán tại Bonn đã chứng kiến căng thẳng lâu nay bùng phát giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, trong đó có việc ai sẽ phải chịu nhiều trách nhiệm hơn trong việc giảm thiểu lượng khí gây biến đổi khí hậu, cũng như cách thức để khôi phục cũng như tránh thiệt hại và mất mát do biến đổi khí hậu.

Chính do đó, Thư ký điều hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Patricia Espinosa đã phải kêu gọi các nước đưa ra "các quyết định chính trị lớn" tại COP27 đối với vấn đề tài chính nhằm giảm thiệt hại và tổn thất.

Theo bà, điều này cùng với việc tăng cường tài trợ cho thích ứng và năng lượng sạch "là yếu tố quan trọng để xây dựng tương lai bền vững hơn."

Bảo vệ môi trường: Nhiệm vụ nặng nề của COP27 tại Ai Cập
(Ảnh minh họa: Business Korea/TTXVN)

Trong khi đó, cố vấn cấp cao của Mạng lưới Hành động khí hậu quốc tế, ông Harjeet Singh, cho biết lần đầu tiên nhiều nước phát triển đã thừa nhận khoảng trống trong việc cung cấp tài chính cho các nước dễ bị tổn thương để giúp các nước này phục hồi sau tác động của biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, các nước giàu, trong đó có Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Thụy Sĩ, sau đó đã ngăn các cuộc thảo luận về cơ sở tài chính mới, thậm chí không cho phép các nước đang phát triển thêm điều này vào chương trình nghị sự của COP27.

Do đó, chuyên gia này cho rằng "các nước giàu cần thể hiện tinh thần hợp tác và đoàn kết quốc tế, thay vì sử dụng những từ ngữ sáo rỗng."

Có thể nói lâu nay các quốc gia dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu vẫn chịu ảnh hưởng do tiến triển đạt được trong các cuộc đàm phán của Liên hợp quốc khá chậm chạp, với những yêu cầu chính, trong đó có tăng thêm nguồn tài chính, hầu như không được đáp ứng.

Báo cáo của nhóm 20 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu (V20) tháng này cho thấy trong 2 thập niên qua, nhóm này đã thiệt hại khoảng 525 tỷ USD, tương đương với 20% tài sản, do tác động của hiện tượng ấm lên của Trái Đất.

Theo giới chuyên gia, tổn thất do biến đổi khí hậu gây ra đang ngày một gia tăng và sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu các biện pháp hạn chế phát thải từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch không được thúc đẩy mạnh mẽ./.

Theo Ngọc Hà (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/bao-ve-moi-truong-nhiem-vu-nang-ne-cua-cop27-tai-ai-cap/799389.vnp

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% kể từ ngày 10/5/2025, lên mức hơn 2.200 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chi phí sản xuất điện đang tăng mạnh do cơ cấu nguồn điện và tỷ giá ngoại tệ biến động.

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, dừng đỗ phương tiện tùy tiện và kinh doanh trái phép tại khu vực xung quanh các bệnh viện lớn ở trung tâm Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị, những vi phạm này còn tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn và mất an toàn cho người dân. Trước thực trạng đó, lực lượng chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ nhằm lập lại trật tự và xây dựng một môi trường đô thị văn minh, an toàn, thân thiện. Ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn quận Đống Đa.

Giá xăng dầu hôm nay (10/5): Thế giới tiếp tục tăng

Hôm nay (10/5): Giá dầu thế giới đã tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu và đang trên đà ghi nhận tuần tăng đầu tiên kể từ giữa tháng 4. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 63,87 USD/thùng, tăng 1,62%, giá dầu WTI ở mốc 60,95 USD/thùng, tăng 1,69%.

Đoàn viên Công đoàn quận Long Biên phấn khởi hòa theo giai điệu "Hát cho công nhân nghe"

Trong không khí sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tổ chức Chương trình văn nghệ đặc biệt mang tên "Hát cho công nhân nghe", mang đến không gian vui tươi, ý nghĩa, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn quận.
Xem thêm