--> -->
Dòng sự kiện:

Cần quyết liệt, đồng bộ giải pháp xử lý ô nhiễm không khí để Hà Nội có bầu trời xanh

14/03/2025 14:13

Chia sẻ
Chia sẻ về các giải pháp xử lý các vấn đề trong công tác bảo vệ môi trường, các nhà khoa học cho rằng giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội cần tập chung chuyển đổi số để chuyển đổi xanh. Trong đó, thay đổi tư duy quản lý chất lượng không khí của Hà Nội phải là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Sau gần 2 tháng không có mưa, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc chất lượng không khí tiếp tục kém Cấp bách xử lý ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông, làm sống lại các dòng sông chết tại Hà Nội Chất lượng không khí ở Hà Nội đã được cải thiện

Cần kiểm soát tốt các nguồn thải

Chia sẻ tại Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội”, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho rằng thành phố Hà Nội đang trên đà tăng trưởng kinh tế nhưng lại kéo theo các hệ lụy về sử dụng tài nguyên và ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng suy giảm trên diện rộng.

Cần quyết liệt, đồng bộ giải pháp xử lý ô nhiễm không khí để Hà Nội có bầu trời xanh
TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam tham luận tại hội thảo (Ảnh Quang Thái).

Trong đó, số ngày trong năm có nồng độ PM2.5 trong không khí xung quanh cao hơn quy chuẩn cho phép ở các quận nội thành và một số huyện ngoại thành ngày càng nhiều, đặc biệt là vào các tháng mùa đông (từ tháng 10 năm trước đến tháng 3-4 năm sau). Điển hình là mùa đông 2024, chỉ số AQI cao ở mức đỏ, tím thậm chí nâu trong nhiều ngày liên tục.

Theo TS Hoàng Dương Tùng, ô nhiễm không khí là do Hà Nội chưa kiểm soát tốt các nguồn thải từ các hoạt động giao thông (bao gồm từ ống xả xe và bụi đường), công nghiệp (đốt than, dầu diesel, đốt rác ...), xây dựng (bụi xây dựng), nông nghiệp (Amonia sinh ra bụi thứ cấp từ các trang trại chăn nuôi, phân bón), đốt phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch và đốt rác hở.

Thời gian qua, Thành phố đã thực hiện các nhiệm vụ quản lý không khí trên địa bàn; ban hành một số chính sách, kế hoạch hành động giảm thiểu ô nhiễm không khí liên quan để kiểm soát tốt hơn các nguồn thải; xây dựng hệ thống quan trắc không khí tự động, thông báo định kỳ chất lượng không khí; ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2035…

Đối với giao thông, Hà Nội đã triển khai lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4,5; cải thiện hệ thống xe buýt, chuyển đổi một số tuyến xe buýt sang chạy điện; xây dựng 2 tuyến đường sắt đô thị; hỗ trợ phát triển xe điện; thí điểm kiểm tra khí thải xe máy; rửa đường; trồng cây xanh; cải tạo hè đường…

Hà Nội chuẩn bị triển khai thí điểm Vùng phát thải thấp (LEZ); giảm tối đa bếp than tổ ong; đưa ra nhiều biện pháp nhằm giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm tại 23 làng nghề, làng tái chế cùng nhiều hành động nhằm quản lý rác sinh hoạt tốt hơn: Nhà máy điện rác, thí điểm phân loại rác tại nguồn tại một số quận, phường. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn chưa giải quyết được vấn đề ô nhiễm không khí, đó là do nhận thức về ô nhiễm không khí và quyết tâm chính trị giải quyết vấn đề chưa cao.

Thành phố thiếu dữ liệu sẵn có để xây dựng các chính sách và kế hoạch hành động mang tính phối hợp và tích hợp; thiếu các thông tin định lượng về các nguồn gây ô nhiễm không khí để xác định các nguồn nào, ở đâu phát thải bao nhiêu để xây dựng các phương án giảm thiểu cụ thể ưu tiên tập trung có tác động lớn nhất trong việc giảm phát thải, những lợi ích mang lại và chi phí cần phải có để thực hiện.

Ngoài ra, Hà Nội có quá ít cán bộ chuyên sâu về quản lý môi trường không khí và ít kinh phí dành cho giảm thiểu ô nhiễm không khí, đây là một rào cản quan trọng đối với việc triển khai các biện pháp, giải pháp đầy tham vọng về chất lượng không khí.

“Dường như vấn đề ô nhiễm không khí chỉ ở cấp Thành phố, trách nhiệm giảm ô nhiễm không khí thường chỉ thuộc về cơ quan chuyên môn mà thiếu vắng ở cấp quận/huyện, xã và ở các ngành, do đó thiếu sự phối hợp giữa các nhóm bên liên quan khác nhau”, TS Hoàng Dương Tùng nhận định.

Thay đổi tư duy quản lý chất lượng không khí

Theo TS Hoàng Dương Tùng, trong thời gian tới, sức ép đối với môi trường Hà Nội là rất lớn do dân số tăng và phát triển kinh tế - xã hội làm tăng lượng thải, làm tăng nguy cơ suy thoái đô thị.

Tuy nhiên, các cơ hội cho Hà Nội cũng đang chín muồi và hội tụ. Đó là quyết tâm chính trị từ cấp cao nhất của Đảng và Chính phủ, của thành phố Hà Nội; Luật Thủ đô với những quy định đặc thù vượt trội cho Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô đã được thông qua; cùng sự tham gia của đội ngũ chuyên gia và sự sẵn sàng đồng lòng tham gia của nhiều doanh nghiệp.

Cần quyết liệt, đồng bộ giải pháp xử lý ô nhiễm không khí để Hà Nội có bầu trời xanh
Thay đổi tư duy quản lý chất lượng không khí của Hà Nội phải là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội (Ảnh minh họa).

Chia sẻ về các giải pháp xử lý các vấn đề trong công tác bảo vệ môi trường, TS Hoàng Dương Tùng cho rằng, giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội cần tập chung chuyển đổi số để chuyển đổi xanh.

Trong đó, thay đổi tư duy quản lý chất lượng không khí của Hà Nội phải là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đưa chỉ tiêu chất lượng không khí vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của Thành phố, coi đó là công cụ chính để quản lý chất lượng không khí.

Thành phố cũng cần đầu tư đáng kể về mặt tài chính có trọng điểm, ưu tiên cho các chương trình trọng điểm giảm thiểu ô nhiễm trong giao thông xanh, sử dụng nhiên liệu sạch, rà soát, xóa bỏ các điểm nghẽn về thể chế để huy động đủ các nguồn lực tài chính để giải quyết vấn đề bền vững tại Thủ đô (theo Luật Thủ đô).

Sử dụng mạnh mẽ các công cụ giải pháp IOT mới trong việc quan trắc, giám sát ô nhiễm, tăng cường áp dụng AI, Big data trong quản lý môi trường không khí…; tăng cường biện pháp cưỡng chế đối với các cơ sở gây ô nhiễm: thí điểm bổ sung hình phạt các cơ sở gây ô nhiễm theo ngày để tăng tính răn đe.

Đồng thời, đào tạo tập huấn cán bộ, nâng cao năng lực quản lý chất lượng không khí cấp tỉnh và xã; tăng cường các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân tại từng xã, phường cụ thể.

“Giải quyết ô nhiễm không khí không thể có kết quả trong ngày một, ngày hai, đòi hỏi các biện pháp trên phải tiến hành một cách quyết liệt, đồng bộ, kiên trì và phải được đánh giá hàng năm để đo lường được tác động của các chính sách giải pháp nhằm đánh giá điều chỉnh bổ sung các biện pháp để đạt mục tiêu đặt ra. Chúng tôi hy vọng thời gian tới là thời gian của hành động, của cơ quan quản lý các cấp từ tỉnh tới xã, của các ngành, của doanh nghiệp, của người dân để Hà Nội có bầu trời xanh”, TS Hoàng Dương Tùng bày tỏ.

N.Hoa

Tuyển futsal nữ Việt Nam quyết tâm đánh bại Philippines để giành vé sớm vào tứ kết châu Á

Sau chiến thắng 5-3 trước Hồng Kông (Trung Quốc) ở trận mở màn, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đang dồn toàn lực chuẩn bị cho trận đấu quan trọng với Philippines tại lượt trận thứ hai bảng B - Giải futsal nữ châu Á 2025. Một chiến thắng nữa sẽ giúp thầy trò HLV Nguyễn Đình Hoàng sớm đoạt vé vào tứ kết.

Xử lý vấn đề phát sinh tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng vừa có văn bản số 555 yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (chủ đầu tư) xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng công trình nhà ga T3 - Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất.

The Matrix One Premium - Mảnh ghép hoàn hảo của tổ hợp căn hộ thượng lưu trong hệ sinh thái đẳng cấp Quốc tế phía Tây Hà Nội

Với tầm nhìn chiến lược và năng lực phát triển bền vững, MIK Group tiếp tục khẳng định vị thế nhà kiến tạo bất động sản cao cấp qua tuyệt tác mới mang tên The Matrix One Premium - giai đoạn nâng cấp toàn diện thuộc tổ hợp The Matrix One đã thành công rực rỡ. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc, mà là tuyên ngôn sống của giới tinh hoa, định danh phong cách sống thượng lưu tại trung tâm hành chính mới phía Tây Hà Nội

“Những chặng đường bụi bặm” tập 24: Nguyên phẫn nộ vì ông Nhân nhận tội thay, Hậu lạnh lùng tuyệt tình

Tập 24 của “Những chặng đường bụi bặm” tiếp tục mang đến những nút thắt cảm xúc sâu sắc. Trong khi ông Nhân đứng ra nhận tội thay Hậu, người con trai ruột vẫn lạnh nhạt và thẳng thừng từ chối sự hiện diện của ông. Tình tiết này khiến Nguyên không thể kìm nén sự phẫn nộ.
Xem thêm