--> -->
Dòng sự kiện:

Sau gần 2 tháng không có mưa, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc chất lượng không khí tiếp tục kém

14/01/2025 12:17

Chia sẻ
Sáng nay (14/1), ứng dụng theo dõi chất lượng không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường ghi nhận ô nhiễm ở mức xấu ở hầu hết các địa phương tại Bắc Bộ. Trong đó có các, tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình.
Chất lượng không khí một số điểm tại Hà Nội ở mức xấu Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp Chất lượng không khí ở Hà Nội đã được cải thiện

Tại Hà Nội, với chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức 192 (cập nhật lúc 9h40 ngày 14/1), Thủ đô của Việt Nam đứng vị trí thứ 4 trong danh sách thành phố lớn ô nhiễm không khí nhất thế giới.

Theo 3 trạm đo do Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường- VN Air) ghi nhận, tại trạm 556 đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên chỉ số AQI 172 mức xấu; tại trạm đo ĐHBK cổng Parabol đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, chỉ số AQI 168: mức xấu; tại trạm đo Công viên Nhân Chính - Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân: chỉ số AQI 127 mức kém.

Sau gần 2 tháng không có mưa, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc chất lượng không khí tiếp tục kém
Sáng 14/1: Hà Nội tiếp tục nằm trong danh sách thành phố lớn ô nhiễm không khí nhất thế giới (IQAir)

Còn theo trang IQAir (ứng dụng theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới), chỉ số ô nhiễm không khí ghi nhận tại khu vực quận Tây Hồ là 196 AQI- màu đỏ, mức xấu; quận Bắc Từ Liêm là 177 AQI- màu đỏ, mức xấu; quận Nam Từ Liêm là 160 AQI- màu đỏ, mức xấu; quận Long Biên là 177 AQI- màu đỏ, mức xấu; quận Hoàn Kiếm là 182 AQI- màu đỏ, mức xấu; quận Hai Bà Trưng là 167 AQI- màu đỏ, mức xấu; quận Ba Đình 167 AQI- màu đỏ, mức xấu; quận Đống Đa là 166 AQI- màu đỏ, mứu xấu; Thanh Xuân là 129 AQI- màu cam, mức kém, quận Hà Đông là 150 AQI màu cam, mức kém; huyện Hoài Đức là 140- màu cam, mức kém; Thanh Trì là 156 AQI màu đỏ, mức xấu, huyện Gia Lâm là 181 AQI- màu đỏ, mức xấu...

Từ đầu mùa đông đến nay, miền Bắc và Thủ đô Hà Nội liên tiếp có các đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ tất cả mọi người, đặc biệt là những người mắc bệnh về hô hấp, tim mạch. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông tin, tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, các bệnh tim mạch và đột quỵ. Đặc biệt, có thể gây tổn thương da, các bệnh về mắt, tác động đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Theo thống kê chưa đầy đủ, giao thông (bao gồm cả bụi đường) là nguồn gây ô nhiễm chính (đóng góp từ 58% - 74%) ở Hà Nội. Tiếp đến là nguồn công nghiệp (từ 14% - 23%), nguồn nông nghiệp (từ 3,4% - 18,9%), cuối là nguồn từ hoạt động dân sinh như đốt rác, rơm rạ, vàng mã...

Các chuyên gia cho rằng, cần triển khai hàng loạt các giải pháp đồng bộ để cải thiện chất lượng không khí, trong đó trọng tâm là kiểm soát các nguồn thải lớn từ giao thông, xây dựng, cơ sở sản xuất và hoạt động dân sinh. Tuyên truyền, vận động người dân để mọi người hiểu thêm về tác hại của ô nhiễm môi trường không khí. Xử lý rác thải đúng cách. Hạn chế sử dụng các vật liệu đốt không thân thiện với môi trường... Ngoài ra mỗi chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức để có thể bảo vệ sức khỏe gia đình, người thân khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường không khí.

Chỉ số chất lượng không khí được tính theo thang điểm gồm 6 khoảng giá trị AQI. Tương ứng với đó là biểu tượng và các màu sắc để cảnh báo chất lượng không khí, mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

AQI ở khoảng giá trị từ 0 - 50 tương ứng chất lượng không khí tốt, màu xanh. AQI (51 - 100), chất lượng không khí trung bình, màu vàng. AQI (101 - 150), chất lượng không khí kém, màu da cam. AQI (151 - 200), chất lượng không khí xấu, màu đỏ. AQI (201 - 300), chất lượng không khí rất xấu, màu tím. AQI (301 - 500), chất lượng không khí nguy hại, màu nâu.

Minh Phương

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm