--> -->
Dòng sự kiện:

Chuyên gia nước ngoài hiến kế và chia sẻ kinh nghiệm với Hà Nội về "làm sạch" môi trường

14/03/2025 14:22

Chia sẻ
Chia sẻ kinh nghiệm của Thủ đô Bắc Kinh về xử lý ô nhiễm không khí, chuyên gia cho rằng, để loại bỏ bụi mịn trong không khí, các thành phố nên áp dụng tăng cường vận tải công cộng; kiểm soát khí thải của phương tiện, đặc biệt là ô tô và xe tải cũ; yêu cầu các doanh nghiệp tư nhân lắp đặt thiết bị kiểm soát khí thải…
Hà Nội tìm giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong bảo vệ môi trường Lắng nghe giải pháp để Hà Nội nhanh chóng cải thiện chất lượng môi trường

Sáng 14/3, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội”. Trình bày tham luận tại hội thảo, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã đưa ra những giải pháp đáng chú ý để bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội.

Kiểm soát ô nhiễm thông qua đổi mới công nghệ

Đến từ Trường Đại học Kitakyushu (Nhật Bản), GS Kiwao KADOKAMI mang đến tham luận Kinh nghiệm trong quản lý và bảo vệ môi trường đô thị tại thành phố Kitakyushu, Nhật Bản với nhiều nội dung rất đáng chú ý. Bản tham luận đã phác họa tiến trình ô nhiễm môi trường xảy ra tại Kitakyushu bắt đầu là ô nhiễm không khí, nước từ những năm 1901 do phát triển công nghiệp nặng và hóa chất.

Tiến trình khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại Thành phố này được thực hiện sau đó với hàng loạt các sáng kiến như khắc phục ô nhiễm bằng phương pháp Kitakyushu; Hợp tác quốc tế về môi trường; Tái chế chất thải thông qua dự án Eco-Town; Phát triển cộng đồng bền vững. Những sáng kiến đó đã góp phần quan trọng giải quyết tình trạng ô nhiễm tại thành phố Kitakyushu. Đến nay, năm 2025, thành phố này đang bứt phá hướng tới mục tiêu không phát thải cacbon.

Chuyên gia nước ngoài hiến kế và chia sẻ kinh nghiệm với Hà Nội về
Các chuyên gia nước ngoài tại Hội thảo.

Điểm nhấn đáng chú ý trong giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường mà thành phố Kitakyushu thực hiện mang đến chính thành phố này - “phương pháp Kitakyushu”. Đây là phương pháp phối hợp giữa chính phủ và doanh nghiệp trong khắc phục ô nhiễm và là nền tảng cho con đường tích hợp của phát triển kinh tế và môi trường.

Bên cạnh đó, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm do các doanh nghiệp ở thành phố này thực hiện cũng không chỉ dừng lại ở việc xử lý khí thải trước khi thoát ra khỏi ống khói mà còn tập trung cải tiến quy trình sản xuất bằng cách áp dụng công nghệ sản xuất ít ô nhiễm hơn. Công nghệ này không chỉ giúp cải thiện môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế bằng cách nâng cao năng suất.

Nhờ những giải pháp hiệu quả, phép màu đã thật sự diễn ra khi bầu trời và biển ở thành phố Kitakyushu đã phục hồi về trạng thái trước khi bị ô nhiễm trong khoảng 15 năm. GS Kiwao KADOKAMI cho biết, từ câu chuyện làm sạch môi trường tại Kitakyushu, chúng ta có thể nhận thấy, sự hợp tác giữa người dân, doanh nghiệp, chính quyền và nhà khoa học là chìa khóa để giải quyết các vấn đề môi trường.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát ô nhiễm thông qua đổi mới công nghệ có thể song hành với phát triển kinh tế. Đồng thời, cần phổ biến các mô hình tốt nhất ra thế giới và thúc đẩy hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường toàn cầu. Đặc biệt, để phát triển sự vững chắc, điều quan trọng là truyền lại kinh nghiệm, công nghệ và tri thức đã đạt được cho các thế hệ tiếp theo.

Loại bỏ xe cũ và xe thải khí cao

Chia sẻ kinh nghiệm của Thủ đô Bắc Kinh về xử lý ô nhiễm không khí, TS. Zbigniew Klimont - Trưởng nhóm nghiên cứu quản lý ô nhiễm Chương trình Năng lượng, Khí hậu và Môi trường cho biết, từ Thế vận hội Mùa hè 2008 đến nay, Bắc Kinh đối diện với ô nhiễm PM (bụi mịn). Tuy nhiên, từ sau năm 2013, ô nhiễm vùng đã giảm đáng kể. Để có được điều đó là nhờ “cuộc chiến chống ô nhiễm không khí” được sự hỗ trợ của chính quyền Trung ương và địa phương.

Chuyên gia nước ngoài hiến kế và chia sẻ kinh nghiệm với Hà Nội về
TS. Zbigniew Klimont chia sẻ kinh nghiệm của Thủ đô Bắc Kinh về xử lý ô nhiễm không khí.

Cụ thể là thành phố đã có sự quyết tâm cao của hệ thống chính trị; Luật Chất lượng không khí được cải tổ; phát triển mạng lưới giám sát chất lượng không khí từ 35 trạm năm 2013 lên hơn 1.000 trạm tại Bắc Kinh; có chế độ xử phạt mới đối với hành vi không tuân thủ quy định về không khí; các khoản đầu tư về ô nhiễm không khí trong Kế hoạch hành động về không khí sạch Bắc Kinh 2013 - 2017 đã tăng từ khoảng 0,5 tỷ đô la lên 2,5 tỷ đô la.

“Trong giai đoạn 2013 - 2017, nồng độ PM2.5 đã giảm 35% ở Bắc Kinh và 25% ở khu vực Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc”, TS. Zbigniew Klimont cho biết.

Để hiểu rõ nguồn ô nhiễm PM2.5, TS. Zbigniew Klimont cho rằng là do phương tiện mô-tô, đốt than, sản xuất công nghiệp, bụi, ô nhiễm trong nhà và nguồn khác.

Theo TS. Zbigniew Klimont, các hành động phối hợp như: giảm tiêu thụ than, đối với hộ gia đình, chuyển từ than sang khí đốt và điện; đóng cửa các doanh nghiệp cũ, gây ô nhiễm và thực thi nghiêm ngặt giới hạn khí thải; tăng cường vận tải công cộng (đến năm 2022 có trên 70% giao thông xanh trong khu vực đô thị); loại bỏ xe cũ và xe thải khí cao, thúc đẩy xe năng lượng mới… đã giúp Bắc Kinh giảm lượng khí thải và nồng độ PM2.5 trên toàn khu vực.

Do vậy, bài học từ cuộc chiến chống ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh đó là đa dạng hóa nền kinh tế trong nước để tránh cho việc công nghiệp nặng làm ô nhiễm đất và không khí. Đồng thời kiểm soát khí thải của phương tiện, đặc biệt là ô tô và xe tải cũ. Yêu cầu các doanh nghiệp tư nhân lắp đặt thiết bị kiểm soát khí thải…

Thông tin là sức mạnh, chính vì thế phải tạo sự minh bạch về dữ liệu chỉ tiêu môi trường. Nhấn mạnh ô nhiễm không khí vượt qua mọi ranh giới hành chính, quốc tế, quốc gia, khu vực và địa phương, TS. Zbigniew Klimont chia sẻ hợp tác xuyên biên giới là rất quan trọng để tạo ra các giải pháp hiệu quả và lâu dài. Ngoài ra, Thành phố cần có những nguồn dự trữ sâu rộng về kiến thức khoa học và kinh nghiệm quản lý chất lượng không khí trên toàn thế giới để làm bài học kinh nghiệm.

Theo GAINS - Việt Nam, hợp tác với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), từ năm 2015, khoảng 30 triệu người của miền Bắc (tức là 71% dân số của vùng), đã tiếp xúc với PM2.5 vượt quá tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia.

Mức độ ô nhiễm vượt quá cao tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia của Việt Nam đối với PM2.5 là 25 µg/m³. Phần lớn PM2.5 được vận chuyển vào Hà Nội từ bên ngoài.

Phương Ngân

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm