--> -->
Dòng sự kiện:

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng: Từng bước thiết lập trạng thái thích ứng an toàn với Covid-19

29/09/2021 15:37

Chia sẻ
Nhấn mạnh nguyên tắc nhất quán trong phòng, chống dịch Covid-19 của Hà Nội là thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, coi bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, nguy cơ tái bùng phát dịch Covid-19 vẫn còn, Thành phố sẽ đi từng bước chắc chắn để thiết lập trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả, rất cần sự hợp tác của từng người dân và mỗi tổ chức, doanh nghiệp.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội: Ưu tiên hàng đầu là phòng, chống Covid-19 Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tiếp Đại sứ Liên bang Nga Gennady Bezdetko Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch để từng bước phục hồi kinh tế

Điều chỉnh linh hoạt theo từng thời điểm phù hợp với thực tế

Trao đổi với báo chí, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, khi đợt dịch thứ tư bùng phát vào cuối tháng 4/2021, nhờ dự báo chính xác tình hình, Hà Nội đã áp dụng các biện pháp mạnh ngay từ đầu; đồng thời điều chỉnh linh hoạt theo từng thời điểm phù hợp với thực tế.

undefined
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại quận Hoàng Mai. (Nguyễn Thành).

Từ giữa tháng 7/2021, dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, số ca mắc mới tăng nhanh, Hà Nội quyết định áp dụng giãn cách xã hội từ ngày 24/7. Bí thư Thành ủy Hà Nội chia sẻ, đây là quyết định dũng cảm, kịp thời, đúng và trúng của Thành phố để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Qua 4 đợt giãn cách xã hội, Hà Nội đã tranh thủ "thời gian vàng", triển khai xét nghiệm tầm soát thần tốc, tiết kiệm, có trọng tâm, trọng điểm; Đã phát hiện và đưa đi cách ly, điều trị kịp thời nhiều ca F0, truy vết và cách ly triệt để các trường hợp F1.

Đặc biệt, nhờ sự quan tâm của Trung ương, Bộ Y tế tạo điều kiện phân bổ vắc xin cùng sự hỗ trợ chí tình, chí nghĩa của 12 tỉnh, thành phố, các bệnh viện quân đội, công an, bệnh viện tư nhân, Hà Nội đã thần tốc hoàn thành cơ bản tiêm mũi 1 vắc xin phòng Covid-19 cho người dân đủ điều kiện từ 18 tuổi trở lên vào ngày 15/9. Nhờ đó, Thành phố quyết định nới lỏng một số hoạt động ngay từ sáng 16/9. Đến ngày 21/9, Thành phố tiếp tục nới lỏng thêm một số hoạt động và ngày 28/9 cho phép thêm hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời (nhưng không được tập trung quá 10 người), cho mở toàn bộ trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm.

Theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, sở dĩ phải mở từng bước, thận trọng như vậy vì nguy cơ dịch vẫn còn, biến chủng mới của Covid-19 rất nguy hiểm, khó lường, có tốc độ lây lan nhanh; Trong khi tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 2 còn rất thấp, chưa tạo được miễn dịch cộng đồng và phải chờ nguồn phân bổ vắc xin từ Bộ Y tế. Tâm lý một bộ phận người dân lại rất chủ quan. Mặc dù Hà Nội cho phép hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời với yêu cầu không được tập trung quá 10 người nhưng nhiều nơi công cộng đã có hiện tượng tụ tập đông người, một số người còn không đeo khẩu trang.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho rằng, bài học kinh nghiệm giúp Hà Nội khống chế dịch thành công, không để bùng phát mạnh trong gần 5 tháng qua là dựa vào dân, huy động được sức dân tham gia chống dịch. Người dân thực sự là chủ thể, là trung tâm của công tác phòng, chống dịch tại Thủ đô. Bên cạnh vai trò nòng cốt là lực lượng tuyến đầu, việc thành phố có thể nới lỏng các hoạt động như hiện nay chính là thành quả, là công sức đóng góp của nhân dân. Do đó, Thành ủy đề nghị mỗi người dân Thủ đô tiếp tục chung sức, đồng lòng cùng thành phố bảo vệ thành quả này, tự giác thực hiện nghiêm "5K", quét mã QR khai báo y tế khi đến các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, không tụ tập quá 10 người nơi công cộng…

An toàn đến đâu mở đến đó

Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố cần chỉ đạo các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xây dựng kịch bản theo nguyên tắc "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19"; Yêu cầu người dân thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch.

undefined
Các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về. (Ảnh: Hữu Duyên)

"Qua kiểm tra và phản ánh của báo chí, người dân, một số địa phương có tình trạng thực hiện không nghiêm, cửa hàng dịch vụ ăn uống chỉ được bán hàng mang về nhưng vẫn cho khách ngồi ăn uống tại chỗ. Tôi đề nghị các quận, huyện, thị xã phải chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh ngay. Các cửa hàng phải ký cam kết chấp hành nghiêm quy định của thành phố và các biện pháp phòng, chống Covid-19. Vì chỉ cần một chút lơ là, dịch bùng phát trở lại thì thành quả sẽ mất", ông Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

Mặc dù thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố nhưng Hà Nội không đóng cửa siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện ích mà chỉ điều chỉnh lại hoạt động để bảo đảm phòng, chống dịch. Nhờ đó, việc cung cấp nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh trong 60 ngày giãn cách vừa qua không bị đứt gãy; Duy trì hoạt động thương mại, bảo đảm sản xuất một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp…

Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, Thành phố cũng đã triển khai tổ chức sản xuất an toàn, ổn định ở "vùng xanh" để cung ứng hàng hóa cho "vùng đỏ"; Tổ chức cho người dân thu hoạch rau màu, vụ lúa hè thu... "Chủ trương của Thành phố là an toàn đến đâu mở ra đến đó; Vừa mở, vừa thăm dò, đánh giá, không mở ồ ạt. Chống dịch để sản xuất và sản xuất để phục vụ chống dịch", ông Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

Tập trung thực hiện 3 biện pháp trọng tâm

Theo Người đứng đầu Đảng bộ Thủ đô cho biết, Thường trực Thành ủy cũng đã giao cho Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố chỉ đạo thường xuyên gặp gỡ doanh nghiệp ghi nhận các kiến nghị, đề xuất để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh. Các cấp, ngành phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, rà soát cắt giảm các thủ tục hành chính, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà doanh nghiệp. Hà Nội khuyến khích các doanh nghiệp chủ động có phương án thích ứng với dịch bệnh, chuyển đổi số, tổ chức lại sản xuất kinh doanh bảo đảm vừa sản xuất vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

Ông Đinh Tiến Dũng khẳng định Hà Nội sẽ đi từng bước chắc chắn để thiết lập trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh để phục hồi và phát triển kinh tế. Bên cạnh các biện pháp đồng bộ, toàn diện, Hà Nội sẽ tập trung thực hiện 3 biện pháp trọng tâm. Cụ thể, Thành phố sẽ tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch của người dân, doanh nghiệp. Trong đó, người dân phải thực hiện "5K", tuân thủ khai báo y tế, quét mã QR, đưa việc này trở thành thói quen, nếp sống hằng ngày.

undefined
Bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động sản xuất kinh doanh. (Ảnh: Nguyễn Hảo)

Theo ông Đinh Tiến Dũng, Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao năng lực của hệ thống y tế từ Thành phố xuống cơ sở, tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại tuyến y tế cơ sở, nâng cao khả năng dự báo và đáp ứng phòng chống dịch của hệ thống y tế dự phòng, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các bệnh viện; trọng tâm là chuẩn bị các kịch bản ứng phó với dịch bệnh, bảo đảm ở mức cao hơn trên nguyên tắc là không để F0 phải điều trị tại nhà; phát hiện sớm, điều trị ngay, giảm tối đa các ca bệnh chuyển nặng, các ca tử vong.

"Thành phố mong rằng, cùng với người dân, các doanh nghiệp sẽ thực sự là chủ thể, là trung tâm trong phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội; có phương án sản xuất an toàn, an toàn để sản xuất, sản xuất phải bảo đảm an toàn", ông Đinh Tiến Dũng bày tỏ.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, Hà Nội tiếp tục kiến nghị Chính phủ, Bộ Y tế tạo điều kiện phân bổ vắc xin để trong tháng 10/2021 cơ bản tiêm phủ mũi 2 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1; chuẩn bị sẵn sàng triển khai tiêm chủng cho người dân dưới 18 tuổi khi có vắc xin và hướng dẫn của Bộ Y tế; đồng thời tăng cường thực hiện tầm soát y tế, nhất là xét nghiệm tầm soát 2-3 ngày/lần tại các điểm phong tỏa, điểm có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, xét nghiệm sàng lọc các trường hợp ho, sốt tại cộng đồng và nhóm đối tượng nguy cơ khác để kiểm soát lây lan dịch bệnh…

Để cài đặt Bluezone trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.

Hoàng Phúc

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm