
Biến chứng làm đẹp từ filler: Coi chừng tiền mất tật mang
10/07/2018 13:45
![]() | Một cô gái bị hoại tử môi vì tiêm chất làm đầy ở spa |
![]() | Thiếu nữ 23 tuổi bị hoại tử mũi sau khi tiêm filler làm đẹp |
Theo TS.BS Phạm Cao Kiêm, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng (Bệnh viện Da liễu Trung ương): Thời gian gần đây, Bệnh viện Da Liễu Trung ương đã liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị tai biến do tiêm chất làm đầy tại một cơ sở thẩm mỹ trên địa bàn Hà Nội.
Đơn cử như trường hợp nữ bệnh nhân 32 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong trình trạng tổn thương sưng nên vùng mắt, môi căng bóng, sờ có khối chắc, xuất hiện vết rò ở môi trên và môi dưới. Qua thăm khám, Ths, BS Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc Bệnh viện Da liễu Trung ương chẩn đoán bệnh nhân gặp phải là do phản ứng u hạt sau tiêm filler.
![]() |
TS.BS Phạm Cao Kiêm đang thăm khám cho bệnh nhân |
Qua khai thác bệnh sử, được biết trước đó khoảng 10 ngày, bệnh nhân có đến một thẩm mỹ viện ở Hà Nội để làm đẹp bằn cách tiêm chất làm đầy vào môi, mắt và thái dương. Tuy nhiên, chỉ sau tiêm 4 ngày, bệnh nhân đã gặp phải biến chứng. Tại Bệnh viện da liễu Trung ương, bệnh nhân được tiêm thuốc giải hyaluronidase, chống phù nề và giảm viêm trong khoảng 10 – 15 ngày, có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trường hợp này cần phải theo dõi lâu dài (trong vòng 6 tháng) sau khi điều trị hết các tổn thương.
Hay một trường hợp khác, Bệnh viện da liễu Trung ương cũng tiếp nhận một nữ bệnh nhân bị tai biến mũi vì tiêm chất làm đầy filer. Bệnh nhân nữ 23 tuổi (Đống Đa, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng toàn bộ tháp mũi bệnh nhân sưng nề, nhiều ổ mủ lan rộng đỉnh mũi và sống mũi, mũi đau đỏ, tiết dịch. Đáng lo ngại, bệnh nhân có dấu hiệu hoại tử nhiều vùng mũi.
Thông qua 2 ca bệnh trên, TS.BS Phạm Cao Kiêm cho biết: Những trường hợp nhập viện vì bị biến chứng filler, đa phần đều phẫu thuật tại những cơ sở thẩm mỹ không uy tín. Theo bác sĩ Kiêm giải thích: Tiêm filler là một trong những phương pháp làm đẹp không xâm lấn hiệu quả. Filler thường được gọi là chất làm đầy, một hợp chất được cấu tạo từ Axit hyaluronic giống như một chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể con người.
Mục đích của tiêm filler là nhằm làm phẳng da hay tăng thể tích của một bộ phận nào đó trong thời gian ngắn. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại filler khác nhau, được quảng cáo và nhập từ Mỹ, Thụy Sỹ… với những công dụng được quảng cáo “có cánh” như: Nâng mũi, tạo cầm V – line, làm đầy mặt, giảm nếp nhăn, thời gian thẩm mỹ chỉ trong vòng 10 – 15 phút.
Bác sĩ Kiêm cho biết, nhiều người chỉ nghĩ đơn thuần, tiêm filler chỉ là một mũi tiêm đơn giản, nhưng nếu người thực hiện thủ thuật sai cách, tiêm sai liều, chất lượng filler không đạt chuẩn, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thực tế các ca bệnh biến chứng thường gặp nhất là tác mạch, chèn ép mạch hoặc cả hai gây hoại tử ở vùng mạch đó nuôi dưỡng; Tắc mạch nuôi cầm, mũi, má gây hoại tử các bộ phận này; Tắc mạch mắt gây mù mắt, thậm chí tắc mạch máu não gây đột quỵ.
Đối với những bệnh nhân được điều trị kịp thời có thể phục hồi gần như ban đầu, nhưng nếu càng để lâu dễ dẫn đến hoại tử tổ chức không hồi phục. Tại bệnh viện đã từng có một nữ bệnh nhân (23 tuổi, trú tại Đắc Lắc) đã bị ảnh hưởng não bộ nghiêm trọng và mất hoàn toàn thị lực khi tiêm filler để tạo dáng mũi thẳng, nhưng bị tiêm nhầm vào mạch máu”, bác sĩ Kiêm cho biết.
Trong khi đó, theo quy định người thực hiện tiêm filler bắt buộc phải là bác sĩ hoặc có giấy tờ chứng nhận mới có thể hành nghề. Tuy nhiên, thực tế nhiều cơ sở thẩm mỹ, nhân viên Spa không có trình độ y khoa, không được đào tạo bài bản và chính thống những vẫn thực hiện tiêm cho khách hàng. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn, bác sĩ Kiêm khuyến cáo: Khi có ý định làm đẹp bằng filler, bệnh nhân nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế có chuyên khoa Thẩm mỹ đã được cấp phép để thực hiện thủ thuật. Người thực hiện thủ thuật phải là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ hoặc chuyên khoa da liễu, phải hiểu rõ các chất làm đầy, đồng thời nắm rõ quy trình xử lý nếu khách hàng gặp phải biến chứng không mong muốn.
“Bên cạnh đó, mọi người cần lưu ý một số trường hợp chống chỉ định với việc tiêm chất làm đầy filler gồm: Phụ nữ mang thai, cho con bú; vùng tiêm đang bị nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu – chảy máu; teo da; rối loạn phục hồi vết thương…”, bác sĩ Kiêm cho biết thêm.
Minh Khuê

Barca vs Real Madrid: El Clasico quyết định ngôi vương

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Không khí lạnh tăng cường, Bắc và Trung Bộ mưa lớn, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

Huyện Phúc Thọ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Hà Nội: Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy, nghi vấn tài xế sử dụng rượu bia

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án

Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới

Đề nghị hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Cách xử lý bị sốc nhiệt khi ra ngoài với dân văn phòng

Vụ sữa giả, thuốc giả: Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế "đã làm hết trách nhiệm"

Cần 25.000 tỷ đồng/năm để khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân

Tạm đình chỉ nhân viên y tế để xác minh vụ tố "nộp đủ tiền mới cấp cứu" ở Nam Định
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C
