--> -->
Dòng sự kiện:

Biến đổi khí hậu đang dần khiến lúa gạo mất đi dưỡng chất

31/05/2018 08:49

Chia sẻ
Các nghiên cứu mới cho thấy khi nồng độ carbon dioxide (CO2) trong bầu khí quyển của trái đất tăng lên, giá trị dinh dưỡng của gạo sẽ giảm.
bien doi khi hau dang dan khien lua gao mat di duong chat Hạn chế mức tăng nhiệt toàn cầu có thể cứu hàng triệu tính mạng
bien doi khi hau dang dan khien lua gao mat di duong chat 70% doanh nghiệp chưa biết tới chứng nhận xanh Việt Nam

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tokyo đã theo dõi sự tăng trưởng lúa gạo tại các mảnh cánh đồng lúa dùng để thí nghiệm trên khắp Nhật Bản và Trung Quốc. Một hệ thống đường ống đã cung cấp các mức CO2 khác nhau cho cây lúa. Bên cạnh đó các cảm biến gió và máy dò khí giúp các nhà khoa học đảm bảo mỗi cây lúa được tiếp xúc với lượng CO2 chính xác.

bien doi khi hau dang dan khien lua gao mat di duong chat

Các nhà khoa học đã phân tích các mẫu gạo từ các cây lúa thử nghiệm, đo lượng sắt, kẽm, protein và vitamin B1, B2, B5 và B9 tìm thấy trong mỗi mẫu.

Dữ liệu của họ đã cho thấy một mối quan hệ nghịch đảo giữa nồng độ CO2 và chất lượng dinh dưỡng. Mức độ CO2 càng cao, lượng vitamin và khoáng chất càng thấp. Các nhà nghiên cứu đã công bố những phát hiện trên tạp chí Science Advances.

“Gạo không chỉ là nguồn cung cấp calo chính mà còn là protein và vitamin cho nhiều người dân ở các nước đang phát triển và cho cộng đồng người nghèo ở các nước phát triển”, Kazuhiko Kobayashi, giáo sư tại Đại học Tokyo, cho biết. GS Kobayashi đã thử nghiệm hệ thống phân phối khí trên mặt đất của mình trong gần hai thập kỷ và đang tiếp tục cải thiện nó.

"Tôi bắt đầu sử dụng kỹ thuật này vào năm 1998, bởi vì chúng tôi biết rằng cây trồng trong nhà bằng nhựa hoặc kính không phát triển giống như thực vật trong điều kiện cánh đồng bình thường, nơi có không gian mở". Kobayashi nói. “Kỹ thuật này cho phép chúng tôi kiểm tra tác động của nồng độ carbon dioxide CO2 cao đối với cây trồng giống như trong những điều kiện thời tiết sẽ diễn ra trong tương lai khi biến đổi khí hậu khiến nồng độ CO2 tăng cao.”

Ngày nay, người Nhật chỉ hấp thụ khoảng 20% năng lượng hàng ngày của họ từ việc ăn gạo, nhưng ở những nơi khác ở châu Á, lúa gạo vẫn còn là một yếu tố cung cấp năng lượng quan trọng. Ở Bangladesh, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Việt Nam và Madagascar, có khoảng 600 triệu người vẫn đang dựa vào gạo để hấp thụ khoảng 50% năng lượng và lượng protein hàng ngày.

Đầu năm nay, các nhà khoa học của NOAA đã công bố rằng nồng độ CO2 trung bình toàn cầu đã đạt đến một kỷ lục mới. Vì vậy, để đảm bảo người tiêu thụ lúa gạo có thể tiếp tục có đủ chất dinh dưỡng khi biến đổi khí hậu xảy ra, các nhà khoa học và người nông dân cần phát triển các giống lúa mới có chất lượng dinh dưỡng tốt hơn.

Theo Thiên Hương/ dantri.com.vn

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển của từng trường. Từ số liệu cho thấy phụ huynh, học sinh đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định, hiểu năng lực học tập và lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự tuyển khá hợp lý. Đáng chú ý là không có hiện tượng đăng ký tập trung ở một vài trường.

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Xem thêm