--> -->
Dòng sự kiện:

"Biến" giấy phép xây dựng từ 1 nhà thành nhiều nhà riêng lẻ

26/10/2021 21:10

Chia sẻ
Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh vừa có kết luận thanh tra về công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn quận Gò Vấp, phát hiện nhiều thiếu sót về thành phần hồ sơ, cấp phép trên đất quy hoạch hỗn hợp.
Hà Nội: Công trình xảy ra sự cố sập giàn giáo chưa được cấp Giấy phép xây dựng Những trường hợp nào được miễn giấy phép xây dựng Thu hồi giấy phép xây dựng các chủ đầu tư vi phạm trật tự xây dựng

Theo kết luận Thanh tra của Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn quận Gò Vấp có hiện tượng biến tướng giấy phép xây dựng, chủ đầu tư tự ý ngăn tường, ngăn vách và trổ thêm cửa đi để ngăn chia 1 căn nhà thành nhiều căn nhà nhỏ riêng biệt (không thực hiện thủ tục tách thửa hoặc lập dự án phát triển nhà ở theo quy định).

Điển hình, công trình có địa chỉ đường Nguyễn Văn Nghi (phường 7) do bà Dương Thị Mười làm chủ đầu tư; công trình tại hẻm đường Quang Trung (phường 10) do ông Nguyễn Thành Trung đại diện chủ đầu tư.

Ngoài ra, có trường hợp xây dựng, cho thuê nhà trọ, ngăn phòng cho thuê, không thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục theo quy định đã được ở Sở Xây dựng hướng dẫn.

Điển hình, công trình của chủ đầu tư Trần Thị Bích Hằng tại đường Lương Ngọc Quyền (phường 5), công trình của Lê Thị Uyên Sương trên đường Lê Văn Thọ (phường 9).

Trường hợp nhà ở nhưng kết hợp kinh doanh, sản xuất hoặc cho thuê nhà để ở, làm siêu thị Bách Hóa Xanh, điện thoại hoặc kinh doanh quán cà phê (không thực hiện các yêu cầu, biện pháp, đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy,...).

Điển hình như công trình của Lê Minh Hùng và Phạm Thị Thuỳ Hương đường Lê Lợi (phường 4), công trình của Trương Minh Dũng - Nguyễn Thị Nga tại đường số 10 (phường 8) có quy mô 3 tầng.

Ngoài ra, cũng theo kết luận thanh tra, trong 465 hồ sơ cấp giấy phép xây dựng trong năm 2020 (từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 31/12/2020) được quận Gò Vấp cung cấp ngẫu nhiên cho Đoàn Thanh tra, phát hiện, UBND quận Gò Vấp đã cấp 34/465 giấy phép xây dựng với hồ sơ cấp giấy phép xây dựng chính thức tại vị trí xây dựng thuộc khu vực quy hoạch có chức năng sử dụng đất hỗn hợp.

Quận Gò Vấp lộ nhiều sai sót trong quá trình cấp giấy phép xây dựng.

Do đó, việc UBND quận Gò Vấp cấp giấy phép xây dựng chính thức tại khu vực quy hoạch có chức năng sử dụng là đất hỗn hợp trong giai đoạn năm 2020 khi chưa có ý kiến của UBND thành phố là chưa phù hợp theo quy định.Theo Sở Xây dựng TP HCM, ngày 25/3/2021, Văn phòng UBND thành phố đã có thông báo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh về những khó khăn vướng mắc trong công tác cấp giấy phép xây dựng đối với các khu vực quy hoạch có chức năng sử dụng đất hỗn hợp và đất dân cư xây dựng mới.

Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp chỉ đạo kiểm tra, rà soát, chỉ ra những mặt tồn tại và các vấn đề cần lưu ý; chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị quận kiên quyết ngăn chặn ngay từ đầu các trường hợp xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ nhưng có khả năng biến tướng xây dựng từ 1 căn nhà có diện tích lớn, sau đó chủ đầu tư tự ý ngăn tường, ngăn vách và trổ thêm cửa đi để ngăn chia thành nhiều căn nhà nhỏ riêng biệt, tiến hành kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

Giao Chánh Thanh tra Sở chỉ đạo Đội Thanh tra địa bàn quận Gò Vấp kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định và kiên quyết ngăn chặn từ giai đoạn thi công công trình, không để tình trạng thay đổi công năng, không phù hợp với giấy phép xây dựng đã được cấp.

Tân Nguyên

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Xem thêm