--> -->
Dòng sự kiện:

Bộ Công Thương - Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại các chợ truyền thống

29/07/2021 18:30

Chia sẻ
Để tạo điều kiện cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ truyền thống đối với các địa phương, ngày 29/7, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến, tập huấn Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ đối với các địa phương trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Chợ truyền thống đóng cửa, siêu thị nỗ lực đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh: Phong tỏa thêm 60.000 dân, mở cửa chợ truyền thống Sản xuất rau an toàn: Làm sao để người dân cùng thụ hưởng?

Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ đối với các địa phương trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (hướng dẫn phòng, chống dịch tại chợ) đã được Bộ Công Thương phối hợp xây dựng và Bộ Y tế ban hành (theo Công văn số 5858/BYT-MT ngày 21/7/2021 của Bộ Y tế). Ngay sau khi Bộ Y tế ban hành, Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố để phổ biến, áp dụng.

Bộ Công Thương - Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại các chợ truyền thống
Bộ Công Thương phối hợp cùng Bộ Y tế hướng dẫn công tác phòng, chống dịch tại các chợ truyền thống trên cả nước.

“Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ áp dụng đối với các địa phương (bao gồm cả chợ đầu mối và chợ bán lẻ) tại Công văn số 5858 bao gồm các nội dung cụ thể, chi tiết với các yêu cầu bảo đảm công tác phòng, dịch tại chợ đối với các tổ chức, cá nhân liên quan gồm: Đơn vị quản lý chợ; hộ kinh doanh - người kinh doanh - người lao động, khách hàng mua bán tại chợ; Ủy ban nhân dân các cấp được phân cấp quản lý chợ”, ông Hoàng Anh Tuấn nêu rõ.

Ông Trần Anh Dũng, Trưởng phòng Quản lý Sức khoẻ môi trường và hóa chất (Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế) nhấn mạnh, hướng dẫn theo Công văn 5858 chỉ áp dụng tại các địa phương theo Chỉ thị 16. Liên quan đến nội dung cấp thẻ đi chợ, tùy theo thực tế địa phương có thể điều chỉnh cho phù hợp, 1 thẻ có thể đi nhiều chợ. Bên cạnh đó, cần có vai trò của chính quyền địa phương trong việc cấp hình thức đi chợ này nhằm tránh lạm quyền trong cấp thẻ cũng như bảo đảm sát với nhu cầu về hàng hóa thiết yếu của người tiêu dùng tại địa phương

Về kinh phí test nhanh, theo Công văn 5858, tùy theo địa phương để áp dụng. Trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16 thì áp dụng kinh phí nhà nước là phù hợp. Cùng đó quy định thời gian xét nghiệm là 3 hay 7 ngày là tùy các địa phương và không nên cứng nhắc. Về vấn đề bố trí khu vực cách ly tạm thời, có thể bố trí khu vực bảo đảm giãn cách có khoảng cách tối thiểu trên 2m với các khu vực khác, nhằm giảm tiếp xúc.

Một vấn đề được quan tâm tại hội nghị là hàng hóa tại các chợ khi có tình huống phong tỏa khi phát hiện ca F0 có được mang sang các khu vực chợ khác tiêu thụ hay không, đại diện Bộ Y tế khẳng định, hiện chưa có tài liệu ghi nhận việc lây nhiễm Covid-19 qua hàng hóa. Khi phát hiện ca F0 tại chợ thì hàng hóa không phải là đối tượng lây nhiễm bởi ca F0 đó, việc vận chuyển hàng hóa sang nơi khác hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến công tác phòng chống dịch. Việc vận chuyển hàng hóa sang khu vực chợ khác cần phải bảo đảm an toàn về phương tiện, cách thức, nhân lực vận chuyển.

Liên quan đến vấn đề này, ông Hoàng Tiến Dũng, Phó Trưởng phòng Tư vấn ứng dụng Công nghệ thông tin, Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) đã giới thiệu về Bản đồ chống dịch - An toàn Covid-19. Theo đó, mục tiêu của Bản đồ nhằm xây dựng bản đồ các địa điểm bảo đảm an toàn chống dịch bao gồm các trường học và bệnh viện, doanh nghiệp, cơ sở lao động, khách sạn...

Bản đồ được công bố công khai với các cập nhật thời gian thực từ mỗi đơn vị; cung cấp công cụ bảng kiểm và giao việc tại địa điểm theo các mẫu bảng kiểm được Bộ Y tế quy định và các bảng kiểm mở rộng theo đặc thù của cơ sở, tạo thói quen và hành động cụ thể hàng ngày về bảo đảm chống dịch; cung cấp công cụ giám sát tình hình bảo đảm an toàn chống dịch tới Ban chỉ đạo để kiểm soát và chỉ đạo việc thực hiện bảo đảm an toàn chống dịch trên phạm vi toàn quốc tại từng cơ sở; có khả năng mở rộng cung cấp hệ thống trao đổi 2 chiều từ Ban chỉ đạo đến từng cơ sở.

Đỗ Đạt

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm