
Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng kết quả thí điểm kiểm tra tiền công đức tại Quảng Ninh
27/07/2023 18:32
Bộ Tư pháp và Giáo hội Phật giáo Việt Nam góp ý kiến Giỗ Tổ Hùng Vương - Hướng về nguồn cội dân tộc Quy định mới về quản lý tiền công đức |
Kết quả kiểm tra cho thấy, tại 450 di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều có người đại diện hoặc ban quản lý để chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động tại di tích, cụ thể, có tổng số 468 chủ thể đan xen quản lý.
Trong đó, đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng 4 khu di tích quốc gia đặc biệt, gồm: Khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử; Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều; Khu di tích lịch sử Bạch Đằng và Di tích đền Cửa Ông. Ban quản lý di tích kiêm nhiệm cấp xã quản lý, sử dụng 170 di tích là đình, đền, miếu, cơ sở tương tự khác và 62 di tích là chùa chưa có nhà sư trụ trì. Người đại diện cơ sở tín ngưỡng quản lý, sử dụng 224 di tích là đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác còn lại.
![]() |
Khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử thu gần 7,2 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2023. (Ảnh minh họa) |
Về thu, chi tiền công đức, tài trợ các di tích, năm 2022, tổng số thu là 70,8 tỷ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng). Theo đánh giá của các chủ thể được giao quản lý di tích, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số thu tiền công đức, tài trợ cả năm 2022 chỉ bằng khoảng 40%-60% số thu công đức, tài trợ năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19. Tổng chi là 54,4 tỷ đồng. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2023, tổng số thu là 61 tỷ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng), gần bằng số thu cả năm 2022. Tổng số chi là 29,4 tỷ đồng.
Một số di tích có số thu trong 4 tháng đầu năm 2023 trên 1 tỷ đồng, bao gồm: Di tích đền Cửa Ông - Cặp Tiên là 19,8 tỷ đồng (bằng 32% tính trên tổng số thu tiền công đức, tài trợ tại các di tích trên địa bàn tỉnh); Khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử gần 7,2 tỷ đồng; đền Thánh Mẫu ở Trà Cổ, Móng Cái là 5,3 tỷ đồng; Khu di tích lịch sử Bạch Đằng, Hạ Long là 3,2 tỷ đồng; chùa Hưng Học ở Nam Hòa, Quảng Yên là 2,7 tỷ đồng; Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều trên 1,7 tỷ đồng;...
Bộ Tài chính cho biết số liệu nêu trên được tổng hợp từ báo cáo của 221 chủ thể, bằng 47% trên tổng số chủ thể quản lý di tích. Sau khi loại trừ số di tích không có công đức, còn trên 50 di tích không có số liệu báo cáo.
Về giám sát tiếp nhận, kiểm đếm và quản lý tiền công đức, tài trợ tại 4 di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng đều có điểm chung là: Thực hiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành; mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế chi tiêu nội bộ, kiểm toán nội bộ, công khai tài chính và quy chế dân chủ cơ sở theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Các khoản thu có sổ sách ghi chép, các khoản chi có hóa đơn, chứng từ; định kỳ thực hiện lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Kết quả kiểm tra cũng cho thấy, mặc dù tại các di tích về cơ bản đều có bàn ghi công đức, đặt hòm công đức ở vị trí phù hợp; tuy nhiên, tình trạng du khách đặt tiền trên các ban thờ, trên mâm lễ ở di tích nào cũng có. Tại một số di tích vẫn còn tình trạng rải, rắc, gài tiền lẻ ở gốc cây, tay tượng, giá chuông, khe cửa sổ, mái chùa, giếng nước… gây phản cảm, làm ảnh hưởng đến những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo. Tại các di tích có nhà sư trụ trì, đa số di tích có báo cáo thu, chi nhưng chỉ là khoản tiền trong hòm công đức. Thực tế có một số khoản công đức khác dưới hình thức đặt lễ, chuyển khoản không được phản ánh trong báo cáo gửi cho Đoàn kiểm tra; theo đánh giá của du khách thì các khoản này thường cao hơn so với bỏ trong hòm công đức.
Từ thực tế kiểm tra, Bộ Tài chính cũng đã kiến nghị một số nội dung cụ thể đối với địa phương. Trong đó, đề nghị địa phương quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19/01/2023 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.
Bảo Thoa

Công đoàn cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tập huấn nghiệp vụ năm 2025

Hoàn Kiếm: Tích cực các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết

Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng năm 2025

Phản hồi tình trạng “dột” nước tại Nhà ga tuyến metro Cát Linh - Hà Đông

Công an Việt - Lào triệt phá đường dây đánh bạc xuyên quốc gia 1.300 tỷ đồng

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội khám sức khỏe miễn phí cho 2.000 đoàn viên

TP.HCM: Dự kiến thu hơn 22.200 tỷ đồng nhờ đấu giá 4 khu "đất vàng"

Biển số siêu VIP 88A-888.88 được chốt giá hơn 21 tỷ đồng sau 30 phút đấu giá

Tăng khả năng tiếp cận vốn xanh, vốn bền vững

Ngân hàng Nhà nước công bố sổ tay quản lý rủi ro cho tín dụng xanh

Trình bổ sung hơn 4.327 tỷ đồng vốn viện trợ không hoàn lại vào chi thường xuyên năm 2025

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024

Có thể bị phạt tiền đến 400 triệu đồng khi kinh doanh vàng miếng nhưng không có giấy phép

Tạm dừng dịch vụ thuế, ứng dụng hóa đơn điện tử đến 15/6

Ngân sách Nhà nước thu hơn 5.200 tỷ đồng từ đấu giá biển số xe

Hợp tác phát triển AI và bán dẫn nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ
Tin đọc nhiều

Cảnh báo chiêu trò “nháy máy 3 giây”: Thủ đoạn không thể coi thường

Tỷ giá USD hôm nay (23/5): Giá USD "chợ đen" giảm đáng kể

Tỷ giá USD hôm nay (22/5): Giá USD "chợ đen" tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/5): Giá dầu thế giới vẫn kéo dài đà giảm
