--> -->
Dòng sự kiện:

Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

23/05/2025 22:23

Chia sẻ
Ngày 23/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 2 dự thảo Nghị quyết quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội và biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố (thực hiện điểm D, khoản 2, Điều 28 Luật Thủ đô).
Mặt trận các cấp tiếp tục phát huy và làm tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội Công khai, minh bạch trong quản lý, khai thác, sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố Tăng mức xử phạt với các vi phạm về đất đai và môi trường là cần thiết

Tại Hội nghị, thay mặt cơ quan soạn thảo, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã trình bày tóm tắt Tờ trình về việc đề nghị ban hành 2 nghị quyết về các nội dung nói trên, trong đó nêu rõ: Tình trạng rác thải nói chung và ô nhiễm do rác thải nhựa nói riêng ngày càng nghiêm trọng, trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia phải đối mặt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, môi trường sống. Vì vậy, việc xây dựng và ban hành 2 nghị quyết nêu trên là hết sức cần thiết và có tính thực tiễn cao.

Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Sỹ Trường phát biểu tại Hội nghị.

Nêu ý kiến phản biện, hầu hết ý kiến chuyên gia, nhà khoa học nêu ý kiến trực tiếp và gửi ý kiến tới Hội nghị đều đánh giá cao, tán thành việc ban hành 2 nghị quyết, thể hiện trách nhiệm, tính chủ động của chính quyền Thủ đô đối với vấn đề này.

Cạnh đó, một số đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo phân tích rõ hơn những đặc trưng về nguồn phát sinh chất thải và thành phần chất thải rắn ở Hà Nội, trong đó có chất thải nhựa. Bởi hiện nguồn phát sinh chất thải bức xúc nhất là chất thải rắn sinh hoạt và chủ yếu đến từ các khu dân cư, vì vậy đối tượng cần hướng tới của nghị quyết là người dân, chứ không phải doanh nghiệp.

Ngoài ra, một số đại biểu cho rằng, việc quy định đối tượng được hỗ trợ là các cơ sở sản xuất kinh doanh có doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm hoặc nguồn vốn trên 3 tỷ đồng có thể làm giảm sự tham gia đóng góp của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ... cần xem xét lại.

Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Sỹ Trường cho biết, việc ban hành cả hai Nghị quyết đều được đánh giá là hết sức cần thiết và cấp bách, bởi tình trạng rác thải nói chung và ô nhiễm do rác thải nhựa nói riêng đang ngày càng nghiêm trọng, gây bức xúc trong đời sống và đe dọa môi trường sống, sức khỏe con người, đặc biệt tại Hà Nội - một đô thị lớn với lượng rác thải phát sinh khổng lồ.

Đồng thời việc ban hành các Nghị quyết này cũng hoàn toàn phù hợp với Luật Thủ đô 2024, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bảo vệ môi trường và các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội
Đại biểu góp ý phản biện tại Hội nghị.

Ông Nguyễn Sỹ Trường đề nghị cơ quan soạn thảo đặc biệt chú trọng tính khả thi và tính hiệu quả trong quy định cấm sử dụng hoàn toàn túi nhựa dùng một lần ngay lập tức vì có thể gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, cần có lộ trình rõ ràng, kết hợp với các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm thay thế; đẩy mạnh tuyên truyền để người dân thay đổi thói quen tiêu dùng, nâng cao ý thức trong bảo vệ môi trường.

Cùng đó, cần có quy định rõ về trách nhiệm của từng chủ thể, cá nhân, bổ sung trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong triển khai, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này.

Về cơ chế hỗ trợ, cơ quan soạn thảo cần đa dạng hóa chính sách hỗ trợ, không chỉ dừng lại ở các nhóm doanh nghiệp lớn, mà quan tâm cả các doanh nghiệp nhỏ, các đơn vị nghiên cứu... Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo cũng cần nghiên cứu, bổ sung người tiêu dùng vào đối tượng được hưởng ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm tái chế, tạo ra vòng kinh tế tuần hoàn bền vững.

B.Duy

Hoàn Kiếm: Tích cực các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết

“Với vị trí của quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa của Thủ đô, nơi diễn ra nhiều sự kiện lớn, tập trung đông người dân, khách du lịch trong và ngoài nước. Vì vậy, công tác phòng chống dịch bệnh nói chung, sốt xuất huyết nói riêng luôn được quận xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên và lâu dài” - ông Nguyễn Quốc Hoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm cho biết.

Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Ngày 23/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 2 dự thảo Nghị quyết quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội và biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố (thực hiện điểm D, khoản 2, Điều 28 Luật Thủ đô).

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội khám sức khỏe miễn phí cho 2.000 đoàn viên

Nằm trong chuỗi hoạt động chăm lo cho người lao động nhân dịp Tháng Công nhân, thiết thực vì lợi ích đoàn viên, Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, đơn vị đã và sẽ tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho công nhân lao động. Dự kiến từ 22/5 đến hết tháng 6/2025, khoảng 2.000 đoàn viên sẽ được khám sức khỏe miễn phí.
Xem thêm