-->
Dòng sự kiện:

Tăng mức xử phạt với các vi phạm về đất đai và môi trường là cần thiết

28/04/2025 22:19

Chia sẻ
Ngày 28/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định mức phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4: Cần minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân vụ hỏa hoạn tại quận Hoàng Mai

Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương và Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Sỹ Trường chủ trì Hội nghị.

Theo Tờ trình của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố và dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thành phố, Dự thảo Nghị quyết gồm 8 điều. Trong đó, quy định về mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính bằng 2 lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính tương ứng quy định tại Nghị định số 123/2024/NĐ-CP trên địa bàn Thành phố, nhưng không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Tăng mức xử phạt với các vi phạm về đất đai và môi trường là cần thiết
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương phát biểu tại Hội nghị.

Đối với Quy định các hành vi vi phạm hành chính áp dụng nâng mức tiền phạt, trên cơ sở cân nhắc kỹ về tính chất, mức độ nghiêm trọng, hệ quả của các hành vi vi phạm gây ra trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố kiến nghị nâng mức tiền phạt đối vối 71 hành vi thuộc 28 điều (từ Điều 8 đến Điều 29) quy định tại Chương II, Nghị định số 123/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Dự thảo Nghị quyết cũng quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố dự kiến gồm 8 điều. Trong đó, quy định về mức tiền phạt, cụ thể, mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị quyết này cao hơn mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính tương ứng quy định tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP trên địa bàn Thành phố, nhưng không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm k khoản 1 Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, được sửa đổi, bổ sung tại điểm k khoản 10 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức tiền phạt gấp 2 lần mức tiền phạt đối với cá nhân.

Phản biện vào Dự thảo Nghị quyết, ý kiến của hầu hết chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các hội đồng tư vấn của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đều nhấn mạnh đến sự cần thiết ban hành 2 nghị quyết về mức phạt vi phạm đất đai và môi trường, qua đó góp phần sử dụng hiệu quả đất đai, bảo vệ môi trường trên địa bàn Thủ đô.

Đồng thời các chuyên gia cũng phân tích, làm rõ thêm những luận cứ khẳng định việc ban hành Nghị quyết của HĐND Thành phố nhằm thay thế, bổ sung Nghị quyết số 19 của HĐND Thành phố năm 2021 về nâng mức tiền phạt cao hơn mức trước đây đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội là hết sức cần thiết.

Bên cạnh quy định nâng mức tiền phạt, các chuyên gia cũng nhấn mạnh tới quá trình tổ chức thực hiện cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao năng lực thực thi pháp luật và thiết lập cơ chế giám sát, phản hồi từ cộng đồng…

Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Sỹ Trường đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường thành phố Hà Nội cần nghiên cứu, chắt lọc và tiếp thu ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học về nội dung các dự thảo Nghị quyết để chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo trước khi trình HĐND Thành phố ban hành. Đồng thời, cần có văn bản phản hồi chính thức về các ý kiến phản biện của MTTQ Việt Nam Thành phố theo quy định.

B.Duy

Tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh

Sau khi sắp xếp lại hệ thống cơ quan thanh tra, Thanh tra Chính phủ tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ của 12 Thanh tra Bộ. Thanh tra tỉnh tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra cấp huyện, Thanh tra sở. Vì vậy, Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh.

70 năm đấy vẫn bao nhiêu tình

70 năm trôi qua nhưng Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất (CNQSHRĐ) do Ủy ban hành chính tỉnh Sơn Tây cấp vẫn được chủ nhân của nó giữ nguyên vẹn như thủa ban đầu. Đây là bằng chứng rõ nhất thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến đời sống nhân dân ngay từ những năm kháng chiến.

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Cùng với chính sách miễn học phí đang chuẩn bị được thực hiện, chủ trương khám sức khỏe định kỳ cho nhân dân ít nhất mỗi năm một lần và tiến tới miễn viện phí cho toàn dân vào giai đoạn từ 2030 - 2035 sẽ là bước tiến lớn hướng tới công bằng, mang ý nghĩa tích cực lâu dài cho xã hội và được nhiều người dân mong đợi.

Quy định mới về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 02/2025/TT-NHNN quy định việc phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Thông tư có hiệu lực từ ngày 16/6/2025.
Xem thêm