--> -->
Dòng sự kiện:

Cả nước còn 6,1 triệu ha đất bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ

30/03/2018 16:41

Chia sẻ
Theo báo cáo công bố hiện trạng tồn lưu ô nhiễm bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, hiện nay, diện tích đất đai còn bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ tại Việt Nam là trên 6,1 triệu ha, chiếm 18,71% diện tích đất cả nước.
tin nhap 20180330162527 Nỗ lực khắc phục hậu quả bom mìn
tin nhap 20180330162527 Hoa Kỳ và Việt Nam hợp tác nâng cao năng lực rà phá bom mìn
tin nhap 20180330162527 Hành động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh

Thông tin trên được đề cập sáng nay (30/3), tại buổi Họp báo thông tin khắc phục hậu quả bom mìn ở Việt Nam, hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bom mìn 4/4 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức.

tin nhap 20180330162527
Tại buổi họp báo, Bộ LĐTBXH cho biết: Diện tích đất đai còn bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ tại Việt Nam là trên 6,1 triệu ha, chiếm 18,71% diện tích đất cả nước.

Việt Nam được biết đến bởi mức độ ô nhiễm bom mìn một cách nghiêm trọng bởi đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đã hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngay sau khi kết thúc chiến tranh, Đảng và Nhà nước đã xác định việc khắc phục hậu quả bom mình, vật liệu nổ sau chiến tranh là nhiệm vụ cấp bách và cũng thường xuyên, lâu dài. Trong đó, đã chỉ đạo công tác tập trung rà phá bom mìn, trợ giúp xã hội cho nạn nhân bom mìn tái hòa nhập cộng đồng, tập trung tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho nhân dân.

Tại Việt Nam, chương trình Hành động Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21/4/2010. Chương trình hướng tới mục tiêu huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu và tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom mìn, bảo đảm an toàn cho người dân, giúp đỡ nạn nhân bị ảnh hưởng bom mìn hòa nhập đời sống xã hội.

Năm 2017, các bước để hoàn chỉnh Nghị định của Chính phủ về quản lý hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn đã được triển khai tích cực để trình Thủ tướng Chính phủ. Công tác tuyên truyền về thực trạng và hậu quả bom mìn, vật nổ nhằm giáo dục ý thức phòng tránh tai nạn bom mìn cho người dân cũng đã được tích cực triển khai, các công tác hưởng ứng ngày thế giới phòng tránh tai nạn bom mìn năm 2017 đã được tổ chức trên nhiều địa phương như Quảng Nam, Cần Thơ, Đắc Lắc…

Ngày 24/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 701/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam. Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh; các giải pháp huy động, vận động thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước để nhanh chóng khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam…

Tại cuộc họp báo, Chánh Văn phòng Bộ LĐTBXH Lưu Hồng Sơn cho biết: Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bom mìn 4/4, Bộ LĐTBXH sẽ tổ chức nhiều hoạt động như mít tinh, diễu hành, triển lãm. Trong đó: Mít tinh Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bom mìn 4/4; trao 20 suất quà cho các nạn nhân bom mìn 4/4. Trưng bày tranh ảnh phản ánh thực trạng ô nhiễm và mối hiểm họa của bom mìn, vật nổ đối với con người; công tác khắc phục hậu quả những năm qua.

Đặc biệt, lễ diễu hành đi bộ sẽ diễn ra ngày mai (31/3) tại Quảng trường Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bên cạnh đó, LĐTBXH sẽ tổ chức chương trình giao lưu truyền hình với chủ đề “Chung tay khắc phục hậu quả bom mình sau chiến tranh ở Việt Nam” vào lúc 20 giờ ngày 3/4/2018 tại Nhà hát lớn TP Hà Nội.

B.D

Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ công tác thi hành án đến nay như thế nào, nhất là số tiền và tài sản mà cơ quan thi hành án đã thi hành được bao nhiêu để thu hồi cho nhà nước cũng như hoàn trả cho các bị hại trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2) đang là nội dung được dư luận đặc biệt qua tâm, sau khi bản án phúc thẩm tuyên ngày 25/3/2025 có hiệu lực.

Hoàn thiện pháp luật về dẫn độ chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế

Theo Bộ trưởng Lương Tam Quang, việc xây dựng Luật Dẫn độ nhằm hoàn thiện pháp luật về dẫn độ theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm chặt chẽ, khả thi, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế; thúc đẩy hợp tác quốc tế về dẫn độ, tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về dẫn độ.

Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Việc thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến trên dịch vụ công của Hà Nội hoặc dịch vụ công quốc gia, người dân đều nhập bằng thông tin VNeID, do đó người dân cần chú ý không cung cấp thông tin cho những trang web không chính thống, web lạ, không đáng tin cậy để tránh bị lừa đảo, giả mạo...
Xem thêm