--> -->
Dòng sự kiện:

Các công trình vi phạm sẽ bị cắt điện, nước

04/03/2025 11:26

Chia sẻ
Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố. Đây là hướng dẫn giúp chính quyền địa phương áp dụng ngay biện pháp cần thiết nhằm siết chặt kỷ cương, ngăn chặn vi phạm trong quản lý đô thị, đất đai và trật tự xây dựng.
Xây dựng sân tập lái xe trên đất nông nghiệp: Xử lý cán bộ và công trình vi phạm Vẫn còn hơn 2.160 công trình tồn tại vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Hà Nội chính thức ban hành nghị quyết cắt điện, nước công trình vi phạm

Tháng 7/2024, bà Nguyễn Thị Kim Liên, Tổ 22, Tân Khai, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội khá bất ngờ khi thấy trên đất nông nghiệp của mình xuất hiện tới 4 công trình xây dựng kiên cố. Đây là những công trình do người khác cố tình xây dựng và lấn chiếm đất của gia đình bà.

Theo quy định của pháp luật những công trình trên không được phép xây dựng trên đất nông nghiệp, bị cấp có thẩm quyền là UBND phường ra quyết định xử phạt hành chính, yêu cầu tháo dỡ trả lại hiện trạng ban đầu. Trong trường hợp người vi phạm cố tình không tháo dỡ sẽ bị chính quyền ra quyết định và thông báo cưỡng chế.

Các công trình vi phạm sẽ bị cắt điện, nước
Nhà xưởng xây dựng trên đất nông nghiệp tại thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức. (Ảnh: K.H)

Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Mạnh Cường - Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hưng nói phường sẽ có biện pháp xử lý. Nhưng từ tháng 7/2024 đến này các công trình trên vẫn tồn tại. Điều này buộc UBND quận Hoàng Mai sau khi nhận được đơn của người dân phản ánh đã chỉ đạo thanh tra quận xác minh sự việc liên quan đến trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hưng.

Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, thành phố Hà Nội chính thức triển khai biện pháp cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng, theo quy định tại Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố. Theo đó, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt nội dung đến các cấp chính quyền, cán bộ phụ trách đô thị, xây dựng và các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, ngoài ra cần đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, doanh nghiệp.

Nghị quyết quy định 8 trường hợp vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước. Như vậy, các đối tượng tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp của gia đình bà Nguyễn Thị Kim Liên sẽ thuộc trường hợp thứ 3 của Nghị quyết: “Công trình xây dựng trên đất bị lấn, chiếm theo quy định của pháp luật về đất đai...”. Các công trình này buộc phải bị cắt điện, nước. Trước khi cắt điện, nước lãnh đạo chính quyền sở tại phải có văn bản yêu cầu chấm dứt thực hiện hành vi vi phạm, yêu cầu dừng thi công công trình.

Vẫn tồn tại nhiều công trình vi phạm

Sau khi Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND chính thức được áp dụng, tình trạng xây dựng vị phạm pháp luật vẫn tiếp diễn. Tại thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội thời điểm này vẫn xuất hiện một loạt công trình cả nhà xưởng lẫn nhà ở kiên cố hoặc quây tôn trên đất nông nghiệp. Ông Nguyễn Đăng Lợi - Phó Chủ tịch UBND xã An Khánh khẳng định, xã đã có quyết định cưỡng chế công trình vi phạm. Tuy nhiên, qua tìm hiểu chúng tôi được biết không ít công trình thuộc diện bị xử lý, buộc phải cắt điện, nước vẫn ung dung tồn tại và không hề bị cắt điện, nước.

Tại kỳ họp chuyên đề được tổ chức ngày 19/11/2024, UBND thành phố Hà Nội cho biết, giai đoạn từ năm 2014 đến tháng 6/2024, UBND các quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra 182.571 công trình. Qua đó phát hiện, thiết lập hồ sơ xử lý đối với 10.494 công trình có vi phạm quy định về trật tự xây dựng. Trong đó, 3.297 công trình xây dựng không phép; 2.454 công trình xây dựng sai phép, sai quy hoạch 244 công trình xây dựng công trình ảnh hưởng đến công trình lân cận, gây ô nhiễm môi trường; 4.499 công trình vi phạm khác...

Mới đây, theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2024, UBND các quận, huyện, thị xã và các Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra 23.621 công trình, qua đó phát hiện, thiết lập hồ sơ xử lý đối với 415 công trình vi phạm. Trong số các công trình vi phạm, có 93 trường hợp xây dựng không phép, 180 trường hợp xây dựng sai phép, sai quy hoạch, sai thiết kế... Các cơ quan đã xử lý dứt điểm 265/415 trường hợp, đang tiếp tục giải quyết, xử lý theo thẩm quyền 150/415 trường hợp.

Áp dụng Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố sẽ có rất nhiều công trình vi phạm bị công bố buộc phải cắt điện, nước nếu như chủ đầu tư không hợp tác với các cơ quan chức năng.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh đánh giá, khi đưa nội dung ngừng cung cấp điện, nước vào Khoản 2, Khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô 2024, việc đánh giá tác động đã được thành phố Hà Nội thực hiện công phu. Đây là biện pháp quản lý hành chính chứ không đơn thuần là xử lý vi phạm hành chính.

Để cơ sở không lúng túng trong việc áp dụng Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố. Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 4151/UBND-NC quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Hà Nội.

UBND thành phố yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở ngành thành phố; chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức quán triệt, tập huấn các quy định của Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố đến người có thẩm quyền áp dụng yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước, các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước; đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xử lý vi phạm hành chính, quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, đất đai, văn hóa, phòng cháy, chữa cháy thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý…

Khắc Hạnh

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm