
Các xu hướng lớn trên thế giới hậu Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
15/04/2021 20:52
Khởi sắc cơ hội việc làm Hà Nội sẽ triển khai tiêm hơn 53.000 liều vắc xin Covid-19 đợt 2 trong tháng 4 Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên: Dự kiến tháng 8 có vaccine Covid-19 "made in Vietnam" |
Tham dự tọa đàm có Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra; lãnh đạo các Bộ, ngành và các chuyên gia quốc tế hàng đầu của các tổ chức thuộc hệ thống của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao sự phối hợp hiệu quả của Văn phòng Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam trong công tác tổ chức tọa đàm và sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước.
![]() |
Quang cảnh tọa đàm |
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã thể hiện một khát vọng phát triển lớn, đó là trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Trong nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị, ngành đối ngoại sẽ đóng vai trò tiên phong kết nối Việt Nam với các xu thế phát triển lớn của thế giới, thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng.
Trên tinh thần đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị các đại biểu tham dự tọa đàm thảo luận tập trung vào các nội dung: Một là, đánh giá những xu hướng toàn cầu quan trọng, nhất là các xu hướng có thể tạo cơ hội cho Việt Nam bứt phá về phát triển; hai là, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, đánh giá các bài học trong việc tận dung các xu hướng toàn cầu để phục hồi kinh tế hậu Covid-19; ba là, đề xuất ưu tiên chính sách trong chiến lược phát triển của Việt Nam để tận dụng các xu thế toàn cầu hậu Covid-19, phù hợp với các đặc điểm, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và ưu tiên phát triển của Việt Nam.
Trong bài phát biểu phát biểu khai mạc tọa đàm, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra đã nhấn mạnh tới một số xu thế lớn quan trọng, tác động tới thế giới và khả năng kiến tạo tương lai tốt hơn của các quốc gia.
Ông Malhotra đề cập tới mối quan ngại ngày càng lớn đối với ba cuộc khủng hoảng của trái đất là biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm. Các cuộc khủng hoảng này đe dọa phá hoại các thành tựu phát triển đã đạt được, cũng như triển vọng phát triển trong tương lai.
Ông Malhotra cũng nêu những căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, cũng như tác động của tình hình này đến hợp tác đa phương, ẩn chứa nguy cơ xói mòn những giá trị phổ quát của nền quản trị toàn cầu; sự bất bình đẳng diễn ra trên diện rộng trong quá trình phân phối vắc xin ngừa Covid-19 giữa các quốc gia có thể tiếp tục làm suy giảm hợp tác đa phương ở quy mô rộng hơn trong những năm tới.
Ông Malhotra chia sẻ ấn tượng sâu sắc tới tốc độ nhanh mà thế giới đang vận động trong đại dịch để nắm bắt các công nghệ mới và có tính tiên phong nhằm hỗ trợ việc duy trì các dịch vụ cơ bản thiết yếu cũng như một số hoạt động kinh tế mặc dù rất nhiều người chịu tác động gián đoạn nghiêm trọng trong những lĩnh vực này và đa số chưa thể phục hồi.
Ông Malhotra cho rằng tình trạng gia tăng bất bình đẳng trong mỗi quốc gia cũng như giữa các quốc gia với nhau đã trở thành một xu thế lớn, đáng quan ngại. Vì vậy, việc giảm thiểu bất bình đẳng đồng thời theo đuổi chính sách phục hồi xanh và có khả năng chống chịu là mục tiêu cao nhất của Liên hợp quốc. Ông hy vọng buổi toạ đàm sẽ có những ý tưởng mới được đề xuất cho quá trình phục hồi này.
Tập trung thảo luận và đánh giá về các xu hướng lớn trên thế giới giai đoạn hậu Covid-19, tọa đàm được chia thành ba phiên thảo luận chính về chuyển đổi số, chuyển dịch mô hình tăng trưởng theo hướng bao trùm, tự cường và bền vững, phục hồi xanh. Trên cơ sở các ý kiến, các đại biểu đã đưa ra một số gợi ý về chính sách nhằm giúp Việt Nam tranh thủ được các xu hướng lớn của thế giới, kết hợp hiệu quả nguồn ngoại lực này với sức mạnh quốc gia, tạo thành sức mạnh tổng hợp, giúp Việt Nam đạt được các đột phá, hướng tới các mục tiêu phát triển đề ra tại Đại hội XIII.

Giải Futsal nữ châu Á 2025: Futsal nữ Việt Nam trước thử thách mang tên Nhật Bản

“Saudade – Nỗi nhớ”: Đêm văn nghệ tôn vinh ngôn ngữ và văn hóa Bồ Đào Nha tại Trường Đại học Hà Nội

Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động

Đánh bại Thể Công - Viettel 2-1, Hoàng Anh Gia Lai thoát khỏi nhóm cuối bảng

Tổ chức Công đoàn góp phần xây dựng huyện Thường Tín giàu đẹp

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người lao động

Nga bàn giao tàu nghiên cứu khoa học "Giáo sư Gagarinsky" cho Việt Nam

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Sau sắp xếp cả nước có 34 tỉnh, thành và 3.321 xã, phường

Mỗi ngày, cả nước phải xóa 364 căn nhà tạm, nhà dột nát

Chính phủ thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội
