
Cần đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
03/12/2024 19:43
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi Hà Nội ghi nhận thêm 585 trường hợp mắc sốt xuất huyết |
Đây là những thông tin được Giáo sư Vũ Sinh Nam - Cố vấn cao cấp về sốt xuất huyết, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Tổng Thư ký Hội Y học Dự phòng Việt Nam cho biết tại Tọa đàm “Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả”, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức vào chiều 3/12.
![]() |
Các chuyên gia tham dự tại Tọa đàm. |
Ở Việt Nam, sốt xuất huyết phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Việt Nam được liệt kê trong số các quốc gia có gánh nặng sốt xuất huyết nghiêm trọng nhất, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Các chuyên gia cảnh báo rằng, bệnh sốt xuất huyết đang phát triển trở nên khó lường và nguy hiểm hơn, vì nó không còn diễn biến theo chu kỳ, mà đã mở rộng các vùng lưu hành bệnh.
Theo Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, hiện nay tại Việt Nam có 2 bệnh lưu hành trong công tác phòng, chống dịch rất quan tâm, đó là bệnh tay chân miệng và bệnh sốt xuất huyết. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết, và khoảng 40 trường hợp tử vong.
Trong năm 2023, ở Hà Nội có hơn 40.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, và chưa bao giờ Hà Nội có ca mắc nhiều như vậy. Năm nay, đến thời điểm này, Hà Nội có hơn 7.000 trường hợp mắc.
Theo ông Hoàng Minh Đức, trước đây, chúng ta có Chương trình mục tiêu quốc gia, chủ yếu dùng mạng lưới cộng tác viên ở thôn, bản, xã để truyền thông, hướng dẫn cho người dân loại bỏ loăng quăng, bọ gậy ở các dụng cụ chứa nước sạch trong nhà.
Đặc điểm của muỗi vằn là chỉ đẻ trứng vào các dụng cụ chứa nước sạch, chứ không phải ở sông, hồ, bụi rậm. Hệ thống cộng tác viên của Chương trình đã làm rất tốt, do đó, số ca mắc đã giảm. Sốt xuất huyết là bệnh có ca mắc lớn, tuy nhiên, điều trị tốt nên số ca tử vong rất thấp.
“Chương trình mục tiêu kết thúc vào năm 2020. Sau khi chương trình kết thúc, theo Luật Ngân sách, chúng ta yêu cầu các địa phương bố trí ngân sách phòng, chống sốt xuất huyết, nhưng khi không có chương trình cụ thể, chưa có vũ khí là vắc xin, thì vấn đề tuyên truyền, chỉ đạo cũng giảm bớt. Chính vì thế, trong những năm gần đây, sốt xuất huyết gần như quay trở lại,” ông Hoàng Minh Đức nhấn mạnh.
Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho hay, trong 40 năm qua, thế giới đã rất cố gắng để có phương pháp hiệu quả nhất trong công tác phòng, chống dịch bệnh, mà vũ khí hiệu quả nhất chính là vắc xin. Trong những năm gần đây, thế giới đã có vắc xin sốt xuất huyết, và Việt Nam đã cấp phép cho loại vắc xin này.
Theo các chuyên gia, trong công tác phòng chống dịch, vắc xin là vũ khí hiệu quả nhất trong công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Trong 58 bệnh truyền nhiễm, hiện có hơn 40 bệnh có vắc xin. Vắc xin sốt xuất huyết được cấp phép vào tháng 5/2024, và từ đó Việt Nam có thêm một trong những vũ khí hiệu quả. Hiện vắc xin này đang được đưa vào chương trình tiêm dịch vụ, người dân tự trả tiền.
Theo Giáo sư Vũ Sinh Nam: Phòng chống sốt xuất huyết truyền thống là diệt muỗi truyền bệnh - diệt véc - tơ. Rõ ràng, bây giờ chúng ta có thêm vũ khí mới là vắc xin. Chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới cũng hướng dẫn ngoài việc sử dụng vắc xin, thì không thể lơ là công tác phòng, chống vector. Điều này cũng thể hiện ở nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia.
Mặc dù đã áp dụng vắc xin, nhưng vẫn đồng thời tiến hành các biện pháp diệt véc- tơ để đảm bảo tính bền vững của vắc xin. Trong đó, cần giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng để sử dụng vắc xin, nhưng đồng thời cần tích cực tham gia chủ động loại bỏ dụng cụ phế thải, diệt loăng quăng, muỗi ở hộ gia đình để đảm bảo việc phòng chống có hiệu quả lâu dài…
Tại Tọa đàm, Phó Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng - Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm cho Việt Nam trong hơn 40 năm qua, đặc biệt là các tỉnh Nam Bộ và miền Đông Nam Bộ. Gần như là tất cả các lứa tuổi đều mắc sốt xuất huyết. “Tất cả người dân ai cũng có thể bị sốt xuất huyết, từ trẻ cho đến lớn. Đặc biệt, những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, trẻ có bệnh lý bẩm sinh, tim bẩm sinh, thiếu máu, hen suyễn… hoặc là người lớn suy thận là những nhóm đối tượng nguy cơ rất cao," Phó Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng chỉ rõ. |

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án

Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới

Đề nghị hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Cách xử lý bị sốc nhiệt khi ra ngoài với dân văn phòng

Vụ sữa giả, thuốc giả: Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế "đã làm hết trách nhiệm"

Cần 25.000 tỷ đồng/năm để khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân

Tạm đình chỉ nhân viên y tế để xác minh vụ tố "nộp đủ tiền mới cấp cứu" ở Nam Định
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm

Nhận định Chelsea vs Djurgarden: Thủ tục tại Stamford Bridge trước ngưỡng cửa chung kết
