--> -->
Dòng sự kiện:

Cần có các biện pháp phòng ngừa tội phạm trên không gian mạng

08/11/2022 20:40

Chia sẻ
Ngày 8/11, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thảo luận về Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2022.Thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu đề nghị cần có các biện pháp ngăn chặn tội phạm trên không gian mạng.
Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân Kiên định mục tiêu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng Ngày 8/11, Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng, vi phạm pháp luật

Phát hiện, điều tra các vụ án, vụ việc kinh tế, tham nhũng có bước tiến mới

Trước đó, trình bày báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, công tác phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật tiếp tục được tăng cường và đạt hiệu quả cao hơn. Tỷ lệ điều tra khám phá các vụ án vượt chỉ tiêu Quốc hội giao, các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đều cơ bản được khẩn trương điều tra làm rõ.

Công tác phát hiện, điều tra các vụ án, vụ việc kinh tế, tham nhũng có bước tiến mới, trong đó phát hiện, xử lý một số vụ án trong lĩnh vực có chuyên môn sâu (chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp...) góp phần cảnh tỉnh, răn đe tạo môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế - xã hội bền vững....

Đại biểu phản ánh 5 “chiêu trò lách luật” phổ biến trong đấu thầu
Đại biểu Cao Mạnh Linh phát biểu tại nghị trường. (Ảnh: Quốc hội)

Thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu quan tâm đến tội phạm trên môi trường mạng internet. Đại biểu Cao Mạnh Linh (Đoàn Thanh Hoá) phân tích, môi trường mạng xã hội như một xã hội thứ hai mà đời thực có các loại vi phạm pháp luật, tội phạm gì thì cơ bản hầu như cũng xảy ra trên môi trường không gian mạng.

Đáng quan tâm, tính chất, mức độ của tội phạm và vi phạm pháp luật diễn ra trên không gian mạng còn có giác độ nguy hiểm hơn ngoài đời thực, bởi tính chất đặc thù của môi trường không gian mạng. Đó là tính không biên giới của môi trường không gian mạng, đối tượng vi phạm phạm tội có thể ở bất cứ đâu, kể cả ở nước ngoài.

Đồng thời, do sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, vi phạm pháp luật và tội phạm trên không gian mạng thường đi trước một bước, nếu không kịp thời phát hiện, ngăn chặn thì khi hậu quả xảy ra rất khó xử lý. Nhiều trường hợp khi người bị hại tố giác thì đối tượng đã kịp xóa dấu vết…

Từ thực trạng này, đại biểu cho rằng Chính phủ, Bộ Công an, các bộ, ngành hữu quan, các địa phương cần tiếp tục chú trọng hơn nữa đến công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên không gian mạng. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về những mặt trái của không gian mạng, những nguy cơ đối với người dùng, những loại vi phạm pháp luật và tội phạm xảy ra trên môi trường mạng, để người dùng nhận biết và phòng, tránh.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục phát huy vai trò của người dân, xây dựng cơ chế để người dân có thể cung cấp thông tin thuận tiện, đơn giản, phù hợp như lập số điện thoại đường dây nóng, cung cấp địa chỉ báo tin; lập hòm thư điện tử, lập tài khoản mạng xã hội... “Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các biện pháp để bảo đảm các đối tượng không giả mạo được các tài khoản, hòm thư để lừa đảo”, đại biểu nói.

Ý thức bảo đảm an toàn thông tin còn thấp

Đại biểu Lý Văn Huấn (Đoàn Thái Nguyên) bày tỏ băn khoăn tình hình tội phạm về công nghệ cao, nhất là tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng có chiều hướng gia tăng nhưng việc điều tra, khám phá loại tội phạm này chiếm tỷ lệ thấp và thường kéo dài.

Đại biểu phản ánh 5 “chiêu trò lách luật” phổ biến trong đấu thầu
Đại biểu Lý Văn Huấn bày tỏ băn khoăn tình hình tội phạm về công nghệ cao. (Ảnh: Quốc hội)

Đại biểu cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song nguyên nhân chủ yếu và căn bản là tình trạng quản lý, sử dụng các tài khoản của các cá nhân, các tổ chức tín dụng chưa được chặt chẽ. Việc điều tra loại tội phạm này cũng rất khó khăn, bởi vì các chủ tài khoản này có địa chỉ ở các tỉnh khác nhau. Bản thân các chủ tài khoản không biết ai đang sử dụng các tài khoản của mình…

Vì vậy, đại biểu đề nghị cần có cơ chế quản lý chặt chẽ trong việc phát hành các tài khoản. Việc sử dụng các tài khoản của các cá nhân có chế tài xử lý nghiêm minh các trường hợp mua, bán tài khoản, làm giả giấy tờ để mở các tài khoản tại ngân hàng. Tăng cường công tác quản lý các tổ chức tín dụng đối với các tài khoản đã phát hành, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ việc mở các tài khoản của các tổ chức tín dụng.

Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn Trà Vinh) lại cho biết tình trạng rò rỉ dữ liệu người dùng hiện nay vẫn chưa được kiểm soát, nhiều trang mạng trong nước và quốc tế vẫn liên tục rao bán dữ liệu chứa thông tin về căn cước công dân số, điện thoại, thư điện tử của hàng triệu người Việt Nam.

Đại biểu phản ánh 5 “chiêu trò lách luật” phổ biến trong đấu thầu
Đại biểu Thạch Phước Bình cho biết tình trạng rò rỉ dữ liệu người dùng hiện nay vẫn chưa được kiểm soát. (Ảnh: Quốc hội)

“Bên cạnh đó, một vấn đề nan giải khác là các tổ chức tội phạm về ma túy, cờ bạc, khiêu dâm, mua, bán người đang coi không gian mạng là môi trường kinh doanh kiếm lợi và dễ dàng che đậy hành vi phạm tội”, đại biểu nói.

Về nguyên nhân, đại biểu cho rằng, do khuôn khổ pháp lý chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, trở thành điểm nghẽn đầu tiên trong không gian số, cụ thể là những vướng mắc trong Luật Giao dịch điện tử, chứng thực điện tử, hợp đồng điện tử trong giao dịch. Mặt khác, chế tài còn chưa đủ nghiêm khắc, luật chưa quy định rõ ràng và cụ thể các điều kiện thu thập thông tin, mức độ hay biện pháp cần phải tiến hành để bảo vệ thông tin cũng như các giải pháp ứng cứu, khắc phục hay ngăn chặn xâm nhập.

Bên cạnh đó, ý thức trong việc truy cập Internet, sử dụng dịch vụ nền tảng số của người Việt Nam còn tương đối thấp và còn rất chủ quan. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 80 trên thế giới về ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân có ý thức trong việc bảo đảm an toàn thông tin chỉ khoảng 11%, trong khi đó, tại các nước phát triển, tỷ lệ này chiếm tới 60%....

Phương Thảo

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm