--> -->
Dòng sự kiện:

Cần hoàn thiện chính sách để khơi thông nguồn lực

27/08/2024 09:47

Chia sẻ
Mới đây, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức hội thảo “Phát huy và nâng cao hiệu quả các nguồn lực tài chính phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh mới”.
Tín dụng chính sách xã hội là giải pháp quan trọng thực hiện tăng trưởng kinh tế Phát huy vai trò của phụ nữ trong kinh tế nông nghiệp

Phát biểu tham luận tại hội thảo, ông Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính) nhận xét, trong giai đoạn 2021-2023, tuy tình hình kinh tế còn rất nhiều khó khăn, song tổng thu ngân sách nhà nước có kết quả tích cực, đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội.

Giai đoạn này, thu ngân sách đều vượt dự toán. Năm 2021, thu ngân sách vượt 233.000 tỷ đồng, năm 2022 vượt 406.000 tỷ đồng và năm 2023 vượt khoảng 133.000 tỷ đồng. Trên cơ sở kết quả nói trên, chính sách tài khóa mở rộng (thực hiện từ những năm trong và sau dịch Covid-19) chỉ nên thực hiện đến cuối năm nay, từ năm 2025 không nên tiếp tục duy trì.

Giải thích thêm về đề xuất này, ông Quỳnh cho biết, bắt đầu từ năm 2025 mở ra một chu kỳ mới, mà khi một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh mới bắt đầu, khi doanh nghiệp trở lại bình thường sẽ điều chỉnh chính sách trở lại bình thường. Điều này cũng có nghĩa các chính sách miễn, giảm về thuế, phí như hiện nay cũng sẽ kết thúc. Đơn cử, trước đây giảm thuế giá trị gia tăng 10% về mức 8%, thì sau năm 2024 có thể quay trở lại 10%.

Cũng theo ông Quỳnh, hiện nay một số quốc gia đã thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt. Ví dụ Singapore tăng thuế hàng hóa, dịch vụ từ 7% lên 8% vào năm 2023 và lên 9% năm 2024, hay Cộng hòa Séc năm 2024 cũng đã tăng thuế thu nhập doanh nghiệp. “Một số các quốc gia khác thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, vì vậy, chính sách tài khóa của Việt Nam từ năm 2025 sẽ cố gắng trở lại như bình thường”, ông Quỳnh nói.

Tuy nhiên, đánh giá về quá trình thực thi cũng như hiệu quả của chính sách tài khóa trong những năm gần đây, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, nhận xét, với chính sách tài khóa, khâu thực thi các chương trình, chính sách hỗ trợ còn chậm nên chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Cụ thể, pháp luật về đầu tư công, đầu tư hình thức công - tư (PPP) chưa thực sự đồng bộ, đôi khi đa mục tiêu hoặc không rõ mục tiêu. Điều này dẫn đến hiệu quả đầu tư khu vực Nhà nước còn thấp, giải ngân đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và nhiều chương trình, gói hỗ trợ trong Chương trình phục hồi 2022-2023 còn chậm và không đồng đều.

Trong khi đó, chia sẻ thêm về những hạn chế trong chính sách đối với hình thức PPP, dưới góc độ nhà đầu tư, ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương cho rằng, nguồn lực tài chính chưa được phân bổ hiệu quả, thiếu cơ chế kết nối giữa các nguồn vốn trong và ngoài nước, công cụ tài chính hiện đại và các dịch vụ tài chính số chưa phát triển đồng bộ.

Để cải thiện và nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính, vị doanh nhân này cho rằng cần cơ chế thu hút nguồn lực từ tư nhân, thúc đẩy hợp tác theo hình thức PPP.

Theo đó, hiện nay việc thu hút đầu tư PPP hiện vẫn chủ yếu diễn ra tại các dự án hạ tầng, bởi vậy, thời gian tới Chính phủ cần mở rộng sang các dự án tài chính, các dự án lớn về cơ sở hạ tầng tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm và các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, năng lượng, công nghệ thông tin và các dự án công cộng có ý nghĩa chiến lược.

Đồng thời, để các cơ chế này thực sự phát huy hiệu quả, cần xem xét điều chỉnh luật pháp về PPP minh bạch và ổn định, nhất là về quy trình đấu thầu, phân chia rủi ro giữa các bên và bảo đảm quyền lợi cho các nhà đầu tư tư nhân.

Diên Vĩ

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm