--> -->
Dòng sự kiện:

Cần mạnh tay xử lý hành vi đi vệ sinh không đúng chỗ

28/10/2019 16:15

Chia sẻ
Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường năm 2016 đã được Chính phủ ban hành. Theo đó, hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng. Dù mức phạt khá cao, song tình trạng tiểu tiện bừa bãi ở nơi công cộng trên địa bàn Hà Nội vẫn diễn ra khá phổ biến.  
can manh tay xu ly hanh vi di ve sinh khong dung cho Xử lý nghiêm hành vi hút thuốc lá nơi công cộng
can manh tay xu ly hanh vi di ve sinh khong dung cho Hơn 100 vụ phạm pháp hình sự trong lĩnh vực y tế được phát hiện, xử lý
can manh tay xu ly hanh vi di ve sinh khong dung cho Việt Nam kêu gọi tăng cường đoàn kết giữa các quốc gia Không liên kết

Mới đây, theo phản ánh của một số người dân, tác phẩm “Tháp”- 1 trong 6 tác phẩm nghệ thuật sắp đặt nhân kỉ niệm 65 năm giải phóng Thủ đô được đặt tại vỉa hè Hồ Gươm bỗng nhiên bốc mùi xú uế, hôi thối.

Nguyên nhân là do một số người dân đã tiểu tiện, thậm chí đại tiện, nôn mửa, gây mất vệ sinh bên trong công trình nghệ thuật này.

can manh tay xu ly hanh vi di ve sinh khong dung cho
Theo người dân phản ánh, một số người có hành vi đi vệ sinh ngay trong tác phẩm nghệ thuật tại Hồ Gươm (Ảnh: M.Nhân)

Theo ghi nhận, tòa “Tháp” phát ra mùi khai, xú uế, gây khó chịu, nhiều mảng nước tung tóe khắp xung quanh. Phía bên ngoài còn xuất hiện dòng chữ nguệch ngoạc: “Đây là mô hình trang trí, không phải nhà vệ sinh!”.

Người dân và du khách chỉ mới bước vào bên trong đã vội chạy ùa ra ngoài vì mùi hôi thối và khó thở. Những ai di chuyển qua công trình này đều buộc lòng phải bịt mũi, đi qua thật nhanh.

Chi Thu Hoài (35 tuổi) cho biết: “Ngày cuối tuần, tôi cho con lên phố đi bộ chơi, thấy khối công trình đẹp mắt nên bọn trẻ con thích thú đi vào. Tuy nhiên, vừa vào đến nơi thì mùi khai nước tiểu bốc lên, bọn trẻ con liền chạy ra ngoài ngay. Tôi rất thất vọng khi một số người thiếu ý thức, phá hoại công trình công cộng như thế này”.

Đây vốn không phải lần đầu tiên hành vi đi vệ sinh không đúng nơi quy định bị phản ánh. Trước đó, nhiều bức tường, gốc cây, bãi cỏ, hồ nước, thậm chí không ít tuyến đường cũng bị biến thành nhà vệ sinh công cộng.

Trước đó, vào tháng 6/2019 vụ việc hai người phụ nữ tè bậy trong thang máy một chung cư ở Hà Nội cũng đã bị dư luận lên án, đồng thời chịu xử phạt hành chính theo đúng quy định.

Có thể thấy, các hành vi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị mà còn tạo ấn tượng xấu đối với du khách quốc tế khi đến Hà Nội.

Bên cạnh Nghị định 155/2016/NĐ-CP về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì năm 2019, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng đã ban hành Văn bản số 2313/SVHTT-NSVH gửi một số sở, ngành và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã về việc tăng cường công tác tuyên truyền, ngăn chặn các hành vi ứng xử không phù hợp nơi công cộng.

Việc giữ gìn môi trường của Thủ đô sạch đẹp là trách nhiệm của mỗi người và cả xã hội. Do vậy, việc ngăn chặn, lên án hành vi thiếu văn minh xâm hại tới môi trường, đặc biệt là tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức của người dân Thủ đô là vô cùng cần thiết.

P.V

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm