--> -->
Dòng sự kiện:

Cần mở rộng đối tượng được hưởng chính sách nhà lưu trú công nhân

07/05/2023 14:59

Chia sẻ
Ngày 6/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM tổ chức buổi tiếp xúc cử tri công nhân lao động đang làm việc trên địa bàn Quận 7.
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Đề xuất nhiều chính sách về nhà lưu trú công nhân Đối tượng nào được mua, thuê nhà ở xã hội? Công an thành phố Hồ Chí Minh điều tra vụ tàu metro số 1 bị vẽ bậy

Tại buổi tiếp xúc, cử tri Phạm Văn Giang, làm việc tại Công ty TNHH Vỹ Châu (Q.7) cho rằng, đa số công nhân lao động đang tạm trú tại các nhà trọ, việc tích lũy mua nhà rất khó khăn. Vì thế Chính phủ cần có chính sách ưu đãi cho công nhân, nhất là công nhân ngoài tỉnh được mua nhà ở xã hội, nhà dành cho người có thu nhập thấp.

Cần mở rộng đối tượng được hưởng chính sách nhà lưu trú công nhân
Chủ tịch UBND TP.HCM (ở giữa) khẳng định: Thành phố đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ nhà ở cho công nhân, người lao động trên địa bàn. Ảnh: Đăng Khoa.

Cùng với đó cần bỏ cụm từ “trong khu công nghiệp” thay bằng cụm từ “nhà ở lưu trú cho công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp”, vì thực tế tại TP.HCM có nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, có nơi lên tới vài chục nghìn người nhưng không nằm trong khu công nghiệp nên công nhân không được hưởng chính sách này.

Tương tự, cử tri Trần Thị Hồng Phượng, làm việc tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích (Q.7) cho biết, hiện nay đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà lưu trú là công nhân, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Tuy nhiên, không chỉ những người đang làm việc trong các khu công nghiệp mới có nhu cầu về nhà ở xã hội, mà còn rất nhiều công nhân lao động làm việc bên ngoài cũng đang rất quan tâm và mong muốn được hỗ trợ chính sách về nhà ở. Chính điều này đã cản trở cơ hội để tiếp cận chính sách hỗ trợ nhà ở cho công nhân nói chung.

Theo bà Vũ Thế Vân, Chủ tịch Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM: Công nhân rất phấn khởi khi Trung ương ban hành gói vay 120.000 tỷ đồng hỗ trợ mua nhà ở xã hội nhưng hiện nay người lao động khó tiếp cận. Hiện có 4 ngân hàng cho vay theo chương trình này nhưng chưa có chương trình triển khai cho tổ chức công đoàn để phổ biến đến người lao động. Ngoài ra, điều kiện mua nhà là người lao động phải trả trước 50% mới có thể vay 50% còn lại. Đây cũng là điều khó cho công nhân, trong khi lãi suất là 8,2%/năm cũng không phải thấp.

“Chúng tôi mong muốn các ngân hàng nhanh chóng có chương trình cụ thể để công đoàn triển khai cho công nhân hiểu và tiếp cận gói hỗ trợ nếu đủ điều kiện”, bà Vũ Thế Vân cho biết thêm.

Cần mở rộng đối tượng được hưởng chính sách nhà lưu trú công nhân
Cử tri kiến nghị mở rộng đối tượng được hưởng chính sách nhà lưu trú, nhà ở xã hội cho công nhân. Ảnh: Đăng Khoa.

Trao đổi với các cử tri công nhân tại buổi tiếp xúc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, để đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động, Thành phố đã và sẽ tiếp tục hỗ trợ bằng tiền mặt, quà đối với nhóm người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. UBND Thành phố yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố cùng với các đơn vị liên quan đề xuất chương trình hỗ trợ rộng hơn, cũng như hỗ trợ con em người lao động về học phí, bảo hiểm và các chi phí liên quan.

Bên cạnh đó, ngành công thương cùng các doanh nghiệp phối hợp LĐLĐ TP.HCM để tổ chức các chương trình phiên chợ công nhân, mang hàng bình ổn giá tới tay người lao động với giá chấp nhận được.

Riêng về các gói hỗ trợ mua nhà ở xã hội, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thông tin, Thành phố đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh TP.HCM và các ngân hàng thương mại trên địa bàn, yêu cầu công khai về điều kiện, quy trình tiếp cận để người lao động biết nhưng còn vướng một số thủ tục.

Hiện các ngân hàng cũng đã cam kết sớm có thông báo cho người lao động, đồng thời nghiên cứu chính sách thấu chi cho công nhân nhằm giải quyết các khoản chi khẩn cấp, đẩy lùi tín dụng đen…

“TP.HCM đang tập trung và sẽ có chính sách đất đai, tín dụng để phát triển nhà lưu trú công nhân, hỗ trợ các nhà trọ, tăng khả năng tiếp cận với người lao động với giá cả phù hợp. Trong đó Thành phố sẽ tập trung hình thành nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân ở gần khu công nghiệp”, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết thêm.

Đăng Khoa

Hạ gục Espanyol, Barcelona đăng quang La Liga 2024/25 với dấu ấn của Yamal

Trên sân của đối thủ cùng thành phố Espanyol, Barcelona đã giành chiến thắng thuyết phục 2-0 với dấu ấn từ tài năng trẻ Lamine Yamal. Kết quả này giúp đoàn quân của HLV Hansi Flick chính thức đăng quang La Liga mùa giải 2024/25 sớm hai vòng đấu. Đây không chỉ là một danh hiệu, mà còn là tín hiệu cho thấy một thời kỳ thống trị mới đang được xây dựng tại Camp Nou.

Giá xăng dầu hôm nay (16/5): Giá dầu thế giới giảm mạnh, trong nước tăng

Hôm nay (16/5), giá dầu thế giới trượt dốc khi thị trường kỳ vọng về một thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran có thể dẫn tới việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, qua đó mở đường cho nguồn cung dầu từ Iran quay trở lại thị trường toàn cầu. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 64,11 USD/thùng, giảm 3,01%, giá dầu WTI ở mốc 61,18 USD/thùng, giảm 3,10%.

Trận Genoa vs Atalanta: Hoàn thành mục tiêu chính của mùa giải

Vòng đấu áp chót của Serie A mùa giải 2024/25, diễn ra vào lúc 01h45 ngày 18/5, sân Luigi Ferraris sẽ là nơi chứng kiến cuộc chạm trán giữa Genoa và Atalanta. Đây là trận đấu mà về mặt thứ hạng, cả hai đội coi như đã hoàn thành mục tiêu chính của mùa giải: Atalanta chắc chắn kết thúc trong Top 3 và có vé dự Champions League, trong khi Genoa đã trụ hạng thành công và không còn nguy cơ xuống hạng trực tiếp.

Nhân lực công nghệ thông tin và bài toán chất lượng

Với hơn 74.000 doanh nghiệp đang hoạt động và trên 1,2 triệu lao động, ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) đang đóng vai trò trụ cột trong quá trình chuyển đổi số của Việt Nam. Dự báo đến năm 2030, lĩnh vực này có thể tạo ra 3 triệu việc làm, đóng góp quan trọng vào mục tiêu kinh tế số quốc gia đạt 74 tỷ USD. Tuy nhiên, bên cạnh triển vọng tăng trưởng ấn tượng là một thách thức ngày càng hiện rõ: chất lượng nguồn nhân lực CNTT chưa theo kịp tốc độ phát triển của ngành.
Xem thêm