--> -->
Dòng sự kiện:

Cân nhắc thu phí dịch vụ thoát nước

17/12/2020 14:24

Chia sẻ
Trước hết phải khẳng định, việc đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đô thị thuộc về trách nhiệm của chính quyền đô thị các cấp. Tuy nhiên, do khó khăn về ngân sách, hoạt động duy tu, duy trì, quản lý vận hành, khai thác hệ thống thoát nước đô thị cũng chỉ vừa đủ để duy trì hoạt động. Điều này dẫn đến tình trạng xuống cấp do không có đủ vốn để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hoặc đầu tư xây mới. Thực tế này, đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới phù hợp.
Hà Nội: Sớm dứt điểm tình trạng bục bệ, cầu dẫn dân sinh gây cản trở hệ thống thoát nước Góp phần xây dựng thành phố văn minh Lộ trình thu giá dịch vụ thoát nước ra sao?
Cân nhắc thu phí dịch vụ thoát nước
Việc xây dựng phương án giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội là cần thiết.

Tại Hà Nội, theo thống kê tính đến tháng 3/2020, hệ thống kênh, mương, sông, hồ trên địa bàn thành phố có khoảng 1.837 điểm xả từ hoạt động sản xuất và điểm xả thải dân sinh. Hệ thống này được xây dựng qua nhiều thời kỳ, mới cũ đan xen và được dùng chung giữa nước thải và nước mưa.

Để khắc phục hệ thống vừa “yếu” vừa “thiếu” này, bằng cách huy động từ nhiều nguồn lực khác nhau, thời gian qua Hà Nội đã tập trung đầu tư cho công tác phát triển hệ thống thoát nước, xử lý nước thải đô thị. Đến nay, trên địa bàn Thành phố đã có 6 nhà máy, trạm xử lý nước thải, công suất trên 270.000 m3/ngày đêm, xử lý được 22% lượng nước xả thải.

Số còn lại, khoảng 78% đang xả thẳng ra hệ thống thoát nước chung, sông, hồ và môi trường xung quanh. Đó chính là nguyên nhân khiến hàng loạt các con kênh, mương, sông ở Hà Nội đang “chết” vì bị “đóng băng” bởi váng mỡ, xăng dầu, rồi đủ các loại rác thải.

Nhìn từ chi phí đầu tư hai dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá và Yên Sở cho thấy, kinh phí xử lý nước thải là vô cùng lớn. Trong trường hợp bỏ qua chi phí đầu tư, tính riêng chi phí quản lý vận hành cũng là bài toán đau đầu của các nhà quản lý.

Hiện, Thành phố Hà Nội đang áp dụng duy nhất mức thu phí bảo vệ môi trường với nước thải (theo NĐ 53/2020) với mức giá bằng 10% giá nước sạch, tương đương khoảng 200 tỷ đồng/ năm, trong khi đó công tác vận hành, xử lý, bảo trì hệ thống là khoảng 1000 tỷ đồng/ năm, thu không đủ bù chi.

Từ các nguyên nhân trên, để phù hợp với thực tế công tác thoát nước và xử lý nước thải trong thời kỳ mới, năm 2019, liên ngành Sở Xây dựng và Sở Tài chính Hà Nội đã xây dựng đề án xác định giá dịch vụ thoát nước với giả thiết toàn bộ nước thải được thu gom, xử lý, không áp dụng hệ số K đối với khối lượng nước thải do hộ thoát nước (trừ nước thải hộ gia đình) thải ra.

Cụ thể, đối với các hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt dưới 10m3/tháng sẽ phải trả từ 11.283 đồng/tháng/hộ (năm 2019) đến 22.566 đồng/tháng/hộ (năm 2023). Đối với hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt từ 30m3/tháng trở lên, mức chi trả 95.202 đồng/hộ/tháng (năm 2019)... Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, đề án vẫn chưa triển khai.

Theo ông Nguyễn Hồng Tiến, Nguyên Cục trưởng Cục Hà tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, việc xây dựng phương án giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội là cần thiết, xuất phát từ nhu cầu cấp thiết thực tế, phù hợp với chủ trương xã hội hóa, góp phần giảm áp lực ngân sách nhà nước.

Giá dịch vụ thoát nước có tác dụng khuyến khích ý thức sử dụng nước tiết kiệm trong nhân dân, tạo nguồn lực đầu tư cho hoạt động thoát nước và bảo vệ môi trường sống của Thủ đô. Điều quan trọng là cần tính toán mức thu và lộ trình thu để bảo đảm với khả năng chi trả của từng khu vực, đối tượng người dân...

Phải khẳng định, việc đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đô thị trước hết thuộc về trách nhiệm của chính quyền đô thị các cấp. Tuy nhiên, việc huy động các nguồn lực vào quản lý vận hành, bảo trì, bão dưỡng hệ thống thoát nước đóng vai trò rất quan trọng. Việc ban hành và tổ chức thực hiện “Giá dịch vụ thoát nước” sẽ góp phần làm tăng nguồn thu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường trách nhiệm của người dân.

Do đó, những bất cập, khó khăn cần được tháo gỡ, các ý kiến đóng góp về “Giá dịch vụ thoát nước” cần được giải thích đầy đủ trên cơ sở pháp lý, có lý có tình. Việc công khai, minh bạch việc thu, sử dụng các nguồn thu sẽ góp phần tạo được sự đồng thuận từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức thực hiện. Thiết nghĩ, với sự vào cuộc của các cấp, ngành hoạt động, sự chung tay của người dân thực trạng này sẽ sớm được giải quyết./.

Anh Tuấn

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong không khí thi đua sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025 và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 9/5/2025, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Xem thêm