--> -->
Dòng sự kiện:

Cần tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng

06/12/2019 11:05

Chia sẻ
Tội phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng chủ yếu ở 2 nhóm tội phạm tham nhũng, chức vụ và xâm phạm sở hữu. Tính chất, hậu quả của tội phạm và những vi phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng là nghiêm trọng, gây thiệt hại cho Nhà nước, thiệt hại cho các tổ chức tín dụng,…
can tang cuong thanh tra giam sat hoat dong ngan hang Giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp
can tang cuong thanh tra giam sat hoat dong ngan hang 8 điểm nổi bật trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 2017
can tang cuong thanh tra giam sat hoat dong ngan hang Đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng dịp nghỉ lễ 2.9
can tang cuong thanh tra giam sat hoat dong ngan hang
Vụ xét xử liên quan đến Ngân hàng Đông Á. (ảnh minh họa- CTV)

Theo thông tin của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, trong 3 năm qua (từ tháng 6/2015 đến tháng 12/2018), Viện Kiểm sát nhân dân 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã thụ lý, giải quyết nhiều vụ án liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng.

Cụ thể, đối với án sơ thẩm (cấp tỉnh), đã thụ lý tổng số 721 vụ án, đã giải quyết 626 vụ; án phúc thẩm, đã thụ lý tổng số 203 vụ, đã giải quyết 172 vụ; án giám đốc thẩm, tái thẩm đã thụ lý tổng số 107 vụ án, đã giải quyết 96 vụ. Về cơ bản, trong thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã cơ bản làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, góp phần tích cực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh các tổ chức tín dụng hoạt động có uy tín, hiệu quả thì cũng có một số tổ chức tín dụng còn buông lỏng quản lý dẫn đến các đối tượng trong và ngoài tổ chức tín dụng thực hiện hành vi chiếm đoạt hoặc gây thất thoát tài sản của Nhà nước, của tổ chức tín dụng. Các hành vi vi phạm đó là nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, vi phạm, tranh chấp trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.

Cũng theo Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, tội phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng chủ yếu ở 2 nhóm tội phạm tham nhũng, chức vụ và xâm phạm sở hữu. Tính chất, hậu quả của tội phạm và những vi phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng là nghiêm trọng, gây thiệt hại cho Nhà nước, thiệt hại cho các tổ chức tín dụng (đặc biệt là các đại án lớn, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng), làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống tài chính, sự quản lý, điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng và làm ảnh hưởng đến sự lành mạnh, ổn định của thị trường tiền tệ.

Thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã phân tích các vụ án cụ thể, tổng hợp các dạng tội phạm và vi phạm cơ bản phát sinh trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng. Cụ thể, là các nhóm hành vi chiếm đoạt tài sản của tổ chức tín dụng; nhóm hành vi vi phạm các quy định trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng gây thất thoát tài sản của tổ chức tín dụng,…

Theo ông Nguyễn Huy Tiến – Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, thời gian qua, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân của vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng là do thiếu cơ chế kiểm soát, giám sát hữu hiệu đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp, tập đoàn lợi dụng; việc triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng triển khai còn chậm và gặp nhiều vướng mắc, bất cập.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng cũng như giúp cho việc giải quyết các vụ án trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng đạt hiệu quả, theo ông Nguyễn Huy Tiến ngoài việc hoàn thiện pháp luật thì Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Thường xuyên tổng kết, đánh giá đầy đủ, toàn diện và cụ thể các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Đặc biệt, cần có giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng, phải là người có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng; giữa Ngân hàng Nhà nước với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao; giữa ngân hàng với cơ quan tiến hành tố tụng địa phương.

Mặt khác, việc đấu tranh với các loại vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng gặp khó khăn do liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau; đội ngũ kiểm sát viên, điều tra viên, thẩm phán chưa được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực này; công tác giám định còn kéo dài,…

Để việc nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng cũng như giúp cho việc giải quyết các vụ án trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng đạt hiệu quả, theo ông Nguyễn Huy Tiến ngoài việc hoàn thiện pháp luật thì Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Thường xuyên tổng kết, đánh giá đầy đủ, toàn diện và cụ thể các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.

Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Đặc biệt, cần có giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng, phải là người có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng; giữa Ngân hàng Nhà nước với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao; giữa ngân hàng với cơ quan tiến hành tố tụng địa phương. Các cơ quan tiến hành tố tụng cần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, giải quyết các tranh chấp về dân sự, kinh doanh thương mại liên quan đến tín dụng, ngân hàng.

Ngoài ra, chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp cũng phải được nâng cao, trong đó phải được đào tạo, bồi dưỡng về các loại tội phạm liên quan đến tín dụng, ngân hàng và kỹ năng giải quyết các vụ án liên quan đến lĩnh vực này. Viện kiểm sát cần tập hợp các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng để kiến nghị giúp ngân hàng có biện pháp khắc phục.

H. Phong

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm