--> -->
Dòng sự kiện:

“Cát tặc” sẽ không còn đất sống!

10/12/2020 09:30

Chia sẻ
Thời gian qua, báo Lao động Thủ đô đã có nhiều bài phản ánh về tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và các bộ ngành, địa phương về khai thác cát sỏi trái phép có kết quả nhất định. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng cát và đem lại nguồn thu cao nên tình hình khai thác cát sỏi trái phép bùng phát trở lại, gây bức xúc dư luận địa phương.
Hà Nội kiên quyết xử lý “cát tặc” Khởi tố 4 nhóm “cát tặc” trên sông Hồng

Theo Công an thành phố Hà Nội, qua điều tra cơ bản, trên địa bàn thành phố còn 13 điểm phức tạp liên quan đến khai thác cát. Tính đến tháng 11/2020, trên địa bàn thành phố có 14 giấy phép hoạt động khai thác cát, khoáng sản có hiệu lực; 8 tổ chức được cấp phép khai thác cát nổi trên sông Hồng. Về bãi tập kết, hiện trên địa bàn Thành phố có 207 bãi tập kết kinh doanh khoáng sản đang hoạt động. Trong đó, 57 bãi có thủ tục hoạt động, 150 bãi chưa có thủ tục hoạt động tại 15 quận, huyện.

“Cát tặc” sẽ không còn đất sống!
Lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy kiểm tra phương tiện vi phạm (Ảnh CSGT)
“Cát tặc” sẽ không còn đất sống!
Phương tiện khai thác cát, sỏi.

Xét về mặt cơ chế, đánh giá của Bộ Công an cho hay, thực tế quy định pháp luật về xử lý hình sự hành vi khai thác cát, sỏi trái phép chưa cụ thể, rõ ràng. Cụ thể, theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, định lượng giá trị tang vật hoặc giá trị thu lợi bất chính để cấu thành tội phạm vẫn còn quá cao, rất khó để khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, tổ chức hoạt động khai thác cát trái phép. Bên cạnh đó, đối tượng khai thác cát trái phép chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi xác định thu lợi bất chính trên 100 triệu đồng hoặc giá trị tang vật cát trên 500 triệu đồng.

Ngày 8/12 tại phiên chất vấn về công tác quản lý Nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông, vấn đề “cát tặc” đã làm “nóng” nghị trường Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng khẳng định: “Hà Nội cương quyết xử lý tình trạng khai thác cát trái phép, không có trường hợp bảo kê cát tặc”.Cũng theo ông Hùng, trong thời gian qua, do sự chồng chéo, đan xen của các quy định đã dẫn đến việc các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở, buông lỏng quản lý để khai thác trái phép. Điều này khiến Nhà nước thất thoát ngân sách, người dân bức xúc…

Vì vậy, hiện nay, các vụ khai thác cát trái phép khi phát hiện không đủ định lượng trong một lần vi phạm để khởi tố hình sự. Mặt khác, ở một số địa bàn phức tạp về hoạt động khai thác, tập kết kinh doanh trái phép cát sỏi chính là những nơi mà chính quyền địa phương cấp huyện, xã buông lỏng quản lý, thờ ơ, đùn đẩy trách nhiệm cho cấp trên trong việc đấu tranh, xử lý nên khi các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý bàn giao lại cho các địa phương thì chỉ một thời gian ngắn sau tình trạng khai thác cát trái phép lại bùng phát trở lại.

Tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn cho biết, các đối tượng khai thác cát trái phép thường tranh thủ hoạt động vào buổi trưa hoặc tối để khai thác trộm. Mặc dù địa phương đã rất nỗ lực để ngăn chặn tình trạng này nhưng không thể giải quyết triệt đểdo có địa bàn giáp ranh với các tỉnh khác, lực lượng công an cũng mỏng, không thể trực 24/24, cho nên không thể ngăn chặn tuyệt đối nạn “cát tặc”.

Ngày 8/12 tại phiên chất vấn về công tác quản lý Nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông, vấn đề “cát tặc” đã làm “nóng” nghị trường Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng khẳng định: “Hà Nội cương quyết xử lý tình trạng khai thác cát trái phép, không có trường hợp bảo kê cát tặc”.Cũng theo ông Hùng, trong thời gian qua, do sự chồng chéo, đan xen của các quy định đã dẫn đến việc các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở, buông lỏng quản lý để khai thác trái phép. Điều này khiến Nhà nước thất thoát ngân sách, người dân bức xúc…

Để khắc phục các điểm khai thác trái phép tồn tại do lịch sử để lại, Thành phố Hà Nội sẽ khoanh vùng, giữ không để phát sinh, trên cơ sở đó phân loại xử lý triệt để. Thành phố cũng yêu cầu giữ nguyên hiện trạng các bãi tập kết hiện có, yêu cầu các bãi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, bảo đảm môi trường; Thành phố cũng tiến hành kiểm tra triệt để các bãi, nếu có vi phạm thì tiến hành xử lý nghiêm. Đối với các bến, bãi mới mở, kiên quyết đóng cửa hoặc điều chỉnh mục đích sử dụng. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện tốt Nghị định 23./.

Minh Phương

Người thợ gò hàn nhiệt huyết, trách nhiệm với nghề

Xuất phát điểm là công nhân gò hàn, với tinh thần “không ngừng học hỏi, không ngừng sáng tạo” anh Vương Như Thao được giao nhiệm vụ Phó ca sản xuất của Xưởng cơ khí Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn (Chương Mỹ - Hà Nội). Dù ở bất cứ vị trí làm việc nào, anh Thao cũng luôn tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm trong công việc, có nhiều sáng kiến, sáng tạo làm lợi cho Công ty và là tấm gương sáng được nhiều đồng nghiệp yêu quý và kính trọng.

Cần biện pháp ứng phó hiệu quả hơn để phòng, chống lừa đảo trực tuyến

Năm 2024 thiệt hại do lừa đảo trực tuyến ước khoảng 18.900 tỷ đồng. Các chuyên gia cảnh báo trong năm 2025, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn về an ninh mạng. Lừa đảo trực tuyến không chỉ gây thiệt hại kinh tế của người dùng mà còn làm suy giảm niềm tin của công chúng và kìm hãm tiềm năng đổi mới của công nghệ di động, ảnh hưởng tới chương trình chuyển đổi số quốc gia, do đó cần những biện pháp ứng phó hiệu quả hơn.

Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Những đồng chí lần đầu tham gia cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (gồm các tổ chức chính trị - xã hội), lần đầu chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn phải còn thời gian công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ trở lên tại thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội.

Gắn kết trường nghề, doanh nghiệp và thị trường lao động

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 đã tạo cầu nối hiệu quả giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp và thị trường lao động; đẩy mạnh tuyên truyền tới học sinh về định hướng nghề nghiệp, tiếp cận cơ hội học tập và việc làm phù hợp…
Xem thêm