--> -->
Dòng sự kiện:

Câu chuyện rừng phòng hộ

30/11/2020 14:14

Chia sẻ
Rừng tự nhiên nói chung không chỉ có chức năng bảo vệ sự sinh tồn của muôn loài, điều hòa khí hậu mà còn góp phần điều tiết nước khi bão lũ xảy ra để bảo vệ con người. Còn rừng phòng hộ ở các vị trí ven biển có chức năng chống sa mạc hóa…tránh sự tàn phá của gió bão đối với người dân mỗi mùa mưa, bão đến; đồng thời góp phần bảo vệ độ phì nhiều diện tích đất nông nghiệp của bà con nông dân.
Cần có góc nhìn khách quan, khoa học Thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng Khôi phục rừng tự nhiên giúp giảm thiệt hại thiên tai Xử lý nghiêm người đứng đầu không phát hiện, ngăn chặn hành vi phá rừng
Câu chuyện rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ ven biển chủ yếu là cây phì lao có chức năng bảo vệ môi trường, cụ thể giảm sự tàn phá của gió bão, tránh sa mạc hóa, cát hóa diện tích đất nông nghiệp phía trong (ảnh minh họa- nguồn VOV)

Không phải ngẫu nhiên mà tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV, khi đề cập đến vấn đề khai thác rừng gắn với bảo vệ môi trường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định “trong thời gian tới cả nước sẽ trồng mới 1 tỷ cây xanh”. Đơn giản cây xanh, rừng là một phận cấu thành sự sống của con người. Làm tốt công tác bảo vệ rừng (rừng tự nhiên, rừng phòng hộ ven biển, ven sông), trồng mới cây xanh không chỉ làm giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra mà còn góp phần “bảo vệ” nền sản xuất nông nghiệp. Nên nhớ, khi kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, thì nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng dự kiến 5% trong năm nay (dẫu không đạt kế hoạch mà Quốc hội đề ra), có được điều đó là nhờ lĩnh vực nông nghiệp là trụ đỡ cho nền kinh tế.

Quê tôi miền biển thuộc Bắc Trung bộ, gió Lào, cát trắng. Nhớ lại những năm trước 1996, quê tôi vẫn dùng nguyên liệu củi, rơm, rạ làm chất đốt, nên nhà ai cũng có một vài sào đất ven biển để trồng cây phi lao (cả làng trồng tạo thành rừng phi lao). Rừng phi lao không chỉ cho bà con nguyên liệu làm chất đốt mà quan trọng hơn nữa tạo “lá chắn” để gió biển, cát biển không làm cho những cánh đồng phía trong bị cằn hóa, sa mạc hóa (quê tôi ven biển nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn là nghề chính). Nhờ làm tốt công tác trồng rừng phòng hộ, nên những năm đó phía sau rừng phi lao đất đai rất phì nhiều. Ruộng nhiều bùn, cỏ mọc khắp nơi tươi tốt để phục vụ cho công tác chăn nuôi gia súc (trâu, bò), dưới đồng thì tôm, cá ếch… vô cùng nhiều. Lúa, khô, khoai, lạc năm nào cũng bội thu. Nói gắn gọn hệ sinh ra thái đa dạng và năng suất nông nghiệp cũng tương đối cao.

Thế rồi, những năm 2000, khi dân làng có điện, đặc biệt sự lên ngôi của “bếp ga”, việc trồng rừng phòng hộ bị sao nhãng, dân làng không quan tâm lắm. Đất trồng rừng phòng hộ (quê tội gọi là gồ) bị trơ trọi, rừng phi lao tốt tươi ngày nào bỗng xơ xác, đi kèm đó là đất nông nghiệp cũng bị khô hóa, cằn hóa theo. Đơn giản khoảng trong vòng 5 năm (2000-2005) vì không có rừng phi lao chắn gió nên đất nông nghiệp bị gió biển, cát biển thổi vào làm bạc mầu. Ruộng đồng trở nên cằn cỗi, tiêu điều, những sự phì nhiều ngày nào bỗng chốc thành di vãng. Nhận biết sự nguy hiểm của gió và cát biển, một số người dân đã tiến hành trồng lại rừng phi lao trên bãi gồ trọc trơn. Kết quả, từ năm 2010 đến nay, rừng phi lao đã tươi tốt trở lại, đi kèm đó là những diện tích đất nông nghiệp phía trong cũng đã được hồi sinh. Làng xóm lại lấy lại màu xanh của cây lá thuở nào. Mới là điều cần phải xem xét kỹ và thấu đáo.

Hơn lúc nào hết để diện tích rừng nói chung, rừng phòng hộ nói riêng không bị chuyển đổi quá nhiều, có lẽ đã đến lúc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp cũng nên tham mưu cho Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy về quy định liên quan đến việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ ven biển để làm du lịch. Cụ thể là quy định chi tiết về việc trên 1 ha đất rừng phòng hộ ven biển thì được phép bao nhiêu phần trăm diện tích được chuyển đổi làm dự án du lịch. Hoặc ở những khu vực nào thì tuyệt đối không được chuyển đổi rừng phòng hộ để làm các dự án du lịch... Có như thế, mới không diễn ra hiện tượng khi chuyển đổi đất rừng phòng hộ làm du lịch, chính quyền một số nơi nói đúng, còn người dân và một số nhà chuyên môn nói chưa được, gây ra những phản ứng trái chiều.

Cần phải khẳng định một lần nữa, rừng tự nhiên nói chung, rừng phòng hộ ven biển nói riêng cũng như hệ thống cây xanh là “mắt xích” quan trọng tạo nên sự sống. Nếu vì lý do kinh tế mà chúng ta không gìn giữ, hoặc chuyển đổi không dựa theo thông số khoa học thì cái giá phải trả cho môi trường và sản xuất nông nghiệp là rất lớn.

PV

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm