
Chân dung những "siêu anh hùng" mang về 1 triệu tỷ đồng cho thị trường chứng khoán năm 2017
23/12/2017 18:18
![]() | 7 kiến nghị phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam |
![]() | Nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt tìm đến thị trường chứng khoán Việt Nam |
Năm 2017 được gọi là các “bom tấn” đổ bộ lên sàn chứng khoán khi hàng loạt doanh nghiệp lớn với thương hiệu được khẳng định đã lần lượt chào sàn và thu hút mạnh mẽ dòng vốn từ các tổ chức nước ngoài.
Cùng với sự góp mặt của những bom tấn mới mẻ, dòng tiền cũng đổ mạnh vào thị trường đẩy giá cổ phiếu tăng trưởng ấn tượng. Vì vậy, chỉ tính riêng sàn HOSE thì quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ sau 1 năm đã tăng thêm hơn 1 triệu tỷ đồng. Tính đến ngày 21/12/2017, vốn hóa sàn này đạt hơn 2,5 triệu tỷ đồng, tương đương gần 110 tỷ USD.
Hãy nhìn vào biểu đồ dưới đây, tất cả những cổ phiếu được kể tên bao gồm: Vinamilk (VNM), Vingroup (VIC), PV GAS (GAS), Hòa Phát (HPG), Sabeco (SAB), FLC Faros (ROS) đều đã tăng thêm hơn 1 tỷ USD vốn hóa so với thời điểm đầu năm 2017.
Trong đó, vốn hóa của Vinamilk tăng thêm 114.000 tỷ đồng (5 tỷ USD) – dẫn đầu đội quân anh hùng. Vingroup tăng thêm 82.000 tỷ đồng (3,6 tỷ USD) và PV GAS tăng thêm 61.000 tỷ đồng (2,7 tỷ USD).
![]() |
Nhóm mới niêm yết đóng góp thêm gần 300.000 tỷ đồng
Trong năm nay, thị trường đón thêm các gương mặt mới bao gồm Petrolimex (PLX), VPbank (VPB), Vincom Retail (VRE) và Vietjet Air (VJC). 4 “siêu anh hùng” đã đem về cho TTCK Việt Nam gần 300 nghìn tỷ đồng. Tại ngày 21/12, PLX có vốn hóa gần 80.800 tỷ đồng, cổ phiếu ghi nhận mức tăng 75% trong năm (theo giá điều chỉnh).
Ngân hàng VPBank lên sàn từ 17/08/2017 và giá cổ phiếu của VPB không biến động nhiều nhưng với quy mô lớn, VPB đã đạt hơn 60.500 tỷ đồng giá trị vốn hóa. Trong khi đó VRE mới góp mặt hơn 1 tháng nhưng đã có mức tăng trưởng hơn 20%, góp gần 92.000 tỷ đồng vốn hóa cho thị trường.
Trong nhóm này, VJC là gương mặt lên sàn sớm nhất và cũng ghi nhận mức tăng giá cổ phiếu hơn 75%, góp thêm vào thị trường hơn 63.000 tỷ đồng.
![]() |
Đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng quy mô thị trường không thể không kể đến nhóm cổ phiếu ngân hàng. Cổ phiếu vua VCB, CTG, BID, MBB đã đem về 126.000 tỷ đồng.
Chỉ 10 cổ phiếu vốn lớn nhất đã chiếm 56% giá trị thị trường
3 doanh nghiệp đã đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng quy mô thị trường là VNM, VIC, GAS cũng là 3 doanh nghiệp đứng đầu về giá trị thị trường trên sàn HOSE.
![]() |
Điều đáng nói là sự phân hóa mạnh mẽ trên thị trường. Chỉ 10 cổ phiếu lớn nhất đã chiếm tới 56% giá trị thị trường trong khi hàng trăm cổ phiếu còn lại chỉ đóng góp 44%.
![]() |
Theo Mai Linh/Trí thức trẻ

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Canoeing châu Á 2025

LĐLĐ huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân

Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Quy định mới về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi

Nhiều vướng mắc “kéo chân” tiến độ giải ngân

Thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số

Hệ thống KRX chính thức vận hành, chứng khoán lập tức tăng điểm

Hà Nội: Thu, chi ngân sách trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội thu ngân sách 4 tháng đầu năm đạt 61,4% dự toán

Doanh nghiệp tư nhân cần "đường băng thể chế" để bứt tốc

Sử dụng hiệu quả nhà, đất công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
